'Thương chiến' Mỹ - Canada: Nối lại đàm phán vào phút chót

Vẫn là kiểu cách thương lượng căng thẳng: biện pháp "dọa trừng phạt" để thăm dò đối phương rồi các con bài tẩy được lần lượt tung ra vào thời điểm quyết định. Mỹ đã buộc Canada ngồi vào bàn đàm phán.

thuế đối ứng - Ảnh 1.

Thủ tướng Canada Mark Carney (thứ hai từ phải sang) trong lần đi thăm Nhà máy thép Algoma của nước này - Ảnh: REUTERS

Ngày 30-6, đích thân Thủ tướng Canada Mark Carney thông báo hủy bỏ Thuế Dịch vụ kỹ thuật số (DST) đối với các công ty công nghệ Mỹ để bước vào đàm phán thương mại với Mỹ ngay từ ngày đầu tuần.

Canada nhượng bộ

Theo kế hoạch trước đó, mức thuế này phải được áp dụng từ ngày 30-6. Quyết định của phía Canada được đưa ra chưa đầy hai ngày sau khi tổng thống Mỹ thông báo sẽ chấm dứt các cuộc đàm phán thương mại với Canada, với lý do mức thuế DST của Ottawa là một "đòn giáng trực tiếp và rõ ràng" vào Mỹ.

Thủ tướng Carney giải thích thêm rằng ông phải quyết định dừng đánh thuế nhắm vào Mỹ vì "lợi ích của người dân Canada".

'Thương chiến' Mỹ - Canada: Nối lại đàm phán vào phút chót - Ảnh 3.Ấn Độ cố gắng đạt thỏa thuận với Mỹ để giảm thuế thấp hơn 26%ĐỌC NGAY

Quyết định của Thủ tướng Canada Carney trong thế bị xem là "nhượng bộ trước Mỹ" vì vậy đã gặp không ít phản ứng từ trong nước.

Ông Don Davies, lãnh đạo tạm quyền của Đảng Dân chủ mới tại Canada, nói thẳng: "Canada là quốc gia có chủ quyền và có toàn quyền áp thuế theo cách của mình".

Theo ông, việc từ bỏ áp thuế có qua có lại với các ông lớn công nghệ Mỹ là "sự nhượng bộ không thể chấp nhận được".

Tuy nhiên giới doanh nghiệp ở Canada lại tỏ ra cảm thông với chính quyền và cho đó là "bước đi khôn ngoan". Như Phòng thương mại Mỹ ở Canada đánh giá đó là "quyết định mang tính xây dựng cho doanh nghiệp hai bên hợp tác ổn định".

Tuy nhiên, theo báo Le Devoir của Canada, việc tiếp tục đàm phán cho "kịp deadline" ngày 21-7 tới có thể phức tạp. Lý do là trước khi nghỉ hè, Quốc hội Canada đã thông qua Dự luật C-202, cấm chính phủ liên bang nhượng bộ trong các đề xuất đối với các thỏa thuận thương mại quốc tế.

Điều khoản này hạn chế thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada, ngăn cản bộ này tăng thuế quan hoặc giảm thuế hải quan đối với các sản phẩm thuộc diện quản lý của mình.

Ông Trump không định gia hạn tạm hoãn thuế quan sau ngày 9-7

Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các nước sau ngày 9-7, là thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán mà ông đã ấn định.

Nhà lãnh đạo Mỹ đồng thời cảnh báo các biện pháp trừng phạt thương mại sẽ có hiệu lực nếu các nước không đạt được thỏa thuận với Mỹ.

Trả lời phỏng vấn đài Fox News, ông Trump nhấn mạnh Mỹ sẽ gửi thông báo tới các đối tác thương mại "rất sớm" trước thời hạn chót.

Tháng 4 vừa qua, ông Trump đã công bố loạt mức thuế mới áp dụng với nhiều đối tác thương mại, nhưng đã tạm hoãn thực thi đối với nhiều nước trong vòng 90 ngày nhằm tạo điều kiện cho đàm phán với các đối tác.

Chính quyền ông Trump đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng ông Trump cũng nhấn mạnh rất khó có được thỏa thuận riêng với từng đối tác vì "có hơn 200 nước, và chúng ta không thể đối thoại với từng nước trong số đó".

'Thương chiến' Mỹ - Canada: Nối lại đàm phán vào phút chót - Ảnh 2.Thủ tướng Canada: Ông Trump từ bỏ ý định sáp nhập Canada

Thủ tướng Carney cho biết Tổng thống Trump hiện 'ngưỡng mộ Canada' thay vì 'thèm muốn' như trước, và Washington đã từ bỏ ý định biến nước này thành bang thứ 51 của Mỹ.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề