Mỹ đảo ngược chính sách về Crimea

Bán đảo Crimea những ngày qua trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về tiến trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine sau khi Mỹ tuần trước đã đề xuất giải pháp có lợi cho Matxcơva.

crimea - Ảnh 1.

Một phụ nữ đi ngang qua bức tường vẽ quốc kỳ Nga tại Yevpatoriya, Crimea ngày 24-4 - Ảnh: Reuters

Trong đó bao gồm việc Washington chính thức công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.

Ngoài ra Nhà Trắng còn thừa nhận Điện Kremlin trên thực tế đang kiểm soát một số khu vực ở miền đông Ukraine, bao gồm: Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson.

Trump 2.0 và Trump 1.0

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24-4 đã kêu gọi Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?Tổng thống Trump thất vọng vì không mang lại hòa bình cho Ukraine sau gần 100 ngày tại vị

Sau khi chính quyền Trump đề xuất công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea, Kiev đã đưa ra lời từ chối dứt khoát và quyết liệt. Tổng thống Zelensky nêu rõ: "Không có gì để nói cả. Đây là đất nước của chúng tôi, đất nước của người dân Ukraine".

Ông khẳng định làm vậy sẽ vi phạm hiến pháp quốc gia, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ không bao giờ xảy ra, ngay cả khi đổi lại là sự chấm dứt cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra.

Theo tờ New York Times, lằn ranh đỏ của ông Zelensky được củng cố dựa trên một thực tế chính trị cứng rắn. Tại Ukraine, việc chính thức công nhận quyền kiểm soát Crimea của Nga sẽ bị coi là sự nhượng bộ nguy hiểm đối với kẻ thù.

Điều này đồng nghĩa với việc bỏ rơi những người Ukraine vẫn đang sống ở khu vực Crimea và dập tắt hoàn toàn hy vọng đoàn tụ của các gia đình bị chia cắt từ khi Nga kiểm soát bán đảo này vào năm 2014.

"Không có một chính trị gia Ukraine nào chấp nhận bỏ phiếu để hợp pháp hóa việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine. Đối với các nghị sĩ, điều này còn tồi tệ hơn cả tự sát chính trị", cựu Phó chánh Văn phòng tổng thống Ukraine Kostyantyn Yeliseyev nhấn mạnh.

Trong các cuộc đàm phán hòa bình do Mỹ làm trung gian, Ukraine luôn hy vọng sẽ không ai đưa vấn đề kiểm soát Crimea vào bàn thảo luận.

Thay vào đó, nước này tìm kiếm một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, đóng băng các cuộc giao tranh dọc theo tiền tuyến, đồng thời yêu cầu đảm bảo an ninh trước nguy cơ bị tấn công trở lại, bao gồm việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của các đồng minh châu Âu hoặc theo đuổi tư cách thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

"Crimea là quê hương của người Tatar bản địa và là một phần không thể tách rời của Ukraine. Không ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, có thể quyết định số phận của Crimea ngoại trừ Nhà nước Ukraine và người bản địa Tatar" - ông Refat Chubarov, người đứng đầu hội đồng người Tatar, viết trên mạng xã hội.

Châu Âu buộc phải chọn phe

Theo tạp chí Financial Times, tối hậu thư của Washington về việc Mỹ công nhận Nga sáp nhập Crimea đặt các đồng minh châu Âu trước lựa chọn đau đớn, đó là tiếp tục sát cánh với Kiev hoặc đứng về phía Washington.

Cho đến nay chưa có quốc gia phương Tây nào công nhận việc Nga chiếm đóng Crimea vào năm 2014. Một số quan chức châu Âu lo ngại những bất đồng xoay quanh đề xuất của Nhà Trắng về Crimea sẽ thử thách quan hệ song phương Mỹ và các quốc gia châu Âu, từ đó làm suy yếu an ninh xuyên Đại Tây Dương.

Mỹ đảo ngược chính sách về Crimea - Ảnh 2.Ông Trump: Crimea sẽ ở lại với Nga

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngay cả Tổng thống Ukraine Zelensky cũng hiểu rằng bán đảo Crimea sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Matxcơva, trong một thỏa thuận cuối cùng cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề