Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Việc xử lý với nạn làm hàng giả được thực thi nghiêm sau thời gian dài vấn nạn này gây nhiều hệ lụy với xã hội.

hàng giả - Ảnh 1.

Lô thực phẩm chức năng giả tới 100 tấn hàng bị cơ quan công an phát hiện, thu giữ - Ảnh: Công an cung cấp

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cùng một số cán bộ cục này vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam vì có dấu hiệu sai phạm, nhận hối lộ liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?Một xã ở Sóc Trăng phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Khi thông tin về người từng lãnh đạo cơ quan đầu ngành kiểm soát an toàn thực phẩm bị bắt vì có dấu hiệu "bắt tay" với doanh nghiệp làm hàng giả, nỗi bức xúc của người dùng về hàng giả như được "giải quyết" vì cơ quan chức năng đã xử lý đến ở "chốt chặn cuối cùng".

Thực phẩm giả, sữa giả và nhiều hàng giả đã tung hoành nhiều năm qua trên thị trường vì sao không bị phát hiện?

Tại sao doanh nghiệp vi phạm đạo đức thương mại nhưng vẫn không bị phanh phui? Tại sao người tiêu dùng dù có thông thái đến mấy vẫn bị qua mặt bởi nhiều sản phẩm giả có mặt trên thị trường?...

Trước vô vàn câu hỏi tại sao như vậy, nhiều nguyên nhân đã được nêu ra như việc trách nhiệm kiểm tra không đến nơi đến chốn, chồng chéo lĩnh vực chức năng, và cũng có thêm nguyên nhân từ việc nhận "lót tay" của chính một số người có trách nhiệm quản lý, kiểm soát những mặt hàng này.

Trên thị trường hiện nay, thực phẩm nói riêng và hàng hóa nói chung để đảm bảo khi đến tay người tiêu dùng thường phải qua hai "cánh cửa" tiền kiểm và hậu kiểm.

Với thuốc chữa bệnh, sữa cho trẻ em dưới 3 tuổi quy định phải tiền kiểm; còn thực phẩm nói chung thì việc quản lý khâu sản xuất, kinh doanh nằm ở công tác hậu kiểm.

Nhiều công đoạn như cấp phép kinh doanh lưu hành, sản xuất, kiểm tra chất lượng, phân phối, bán lẻ đến tay người tiêu dùng..., theo quy định, mỗi khâu đều phải có cơ quan quản lý giám sát.

Nhưng theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 4 tháng đầu năm 2025, các đơn vị và địa phương đã bắt giữ và xử lý hơn 34.000 vụ vi phạm.

Trong đó hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 1.100 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4.897 tỉ đồng; khởi tố hình sự gần 1.400 vụ, hơn 2.100 đối tượng...

Những con số quá lớn này là câu trả lời cho thực tế sữa giả, thực phẩm chức năng, hàng giả là vấn đề đã tồn tại nhiều năm qua và chỉ bị phát hiện sau rất nhiều năm có mặt trên thị trường, khi có phản ánh. Và thực tế cho thấy nhiều vụ cũng "đâu lại vào đó" sau khi kiểm tra, xử lý!

Nhà nước quy định việc quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi của các cơ quan từ trung ương đến địa phương.

Tuy nhiều đầu mối cùng quản lý, nhưng việc kiểm soát lại... không cùng nhau, chồng chéo nên thiếu hiệu quả.

Ngoài ra, kẽ hở còn nằm ở sự lơi lỏng của cơ quan chức năng trong công tác tiền kiểm lẫn hậu kiểm, bị gian thương lợi dụng nên hàng giả mới có mặt trên thị trường.

Và đây cũng là "mảnh đất màu mỡ" để những "cây kim" là các cán bộ "bao bọc" cho hàng giả ngó lơ và kiếm lợi. Chính vì vậy mới có chuyện thực phẩm giả tuồn vào thị trường, làm hại người tiêu dùng và xã hội.

Ngoài việc các doanh nghiệp phải đặt đạo đức thương mại lên hàng đầu, tuân thủ pháp luật trong sản xuất kinh doanh, điều quan trọng là các cơ quan quản lý phải làm hết trách nhiệm của mình và đặc biệt không để tồn tại những "con sâu" trong bộ máy.

Những "cây kim" nếu có phải được "nhổ" ra để xử lý mạnh tay hơn nữa, để trả lại môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng an toàn và chất lượng.

Cây kim trong bọc - Ảnh 1.Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Đề cập vụ cựu cục trưởng và 4 cán bộ khác nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả, đại biểu Phạm Văn Hòa nói đó không khác gì việc gián tiếp đầu độc người dân.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề