
Giới hạn Vành đai 1, Hà Nội - Đồ họa: N.KH.
Trước khi có chỉ đạo trên của Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng ở những khu vực nào?Hà Nội cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1, TP.HCM thì sao?
Giới hạn Vành đai 1, Hà Nội - Đồ họa: N.KH.
Trước khi có chỉ đạo trên của Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng ở những khu vực nào?Hà Nội cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1, TP.HCM thì sao?
Đến ngày 12-12-2024, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết thực hiện vùng phát thải thấp, có hiệu lực từ 1-1-2025. Nghị quyết trên cho biết Hà Nội sẽ cấm hoặc hạn chế xe mô tô, xe gắn máy không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 chạy vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay việc cấm xe máy xăng, TP sẽ báo cáo với lãnh đạo Chính phủ để xin nghiên cứu phương án ngồi với các nhà sản xuất xe để có chương trình giảm thiểu xe máy xăng dầu vào vùng phát thải thấp.
Ông Thanh cho biết TP sẽ có chương trình đổi xe, hỗ trợ đổi xe, cấp vốn vay, để cơ bản người dân trong vùng phát thải thấp đi xe điện, không đi xe máy nữa.
"Tôi sẽ có kế hoạch để làm việc với các công ty sản xuất xe; Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm vì đây là trách nhiệm chung, như thế mới sạch được" - ông Thanh nói tại phiên chất vấn HĐND TP hồi tháng 12-2024.
Cũng theo ông Thanh, việc hạn chế xe máy không phải là một quyết định bất ngờ đối với người dân và doanh nghiệp, vì từ năm 2017, HĐND TP đã ban hành nghị quyết về việc này.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng nhìn nhận thực tế hiện việc sử dụng xe máy là một nét văn hóa của Việt Nam, nên việc chuyển đổi xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần có lộ trình.
Về việc cấm xe máy vào đường vành đai 1, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-7, một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết hiện sở đang nghiên cứu vì "nội dung này rất phức tạp".
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) cho biết việc cấm xe máy vào khu vực bên trong vành đai 1 là "tuyệt vời". Bà An cho rằng chỉ đạo trên của Thủ tướng là phù hợp với xu hướng chung của cả nước trong việc giải quyết vấn đề về môi trường, đặc biệt với thủ đô thì có ý nghĩa rất quan trọng.
"Hà Nội là TP đông dân, ô nhiễm không khí gần như ở mức báo động, giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Khi Thủ tướng chỉ đạo như vậy tôi thấy rất tốt" - bà An nói. Tuy nhiên theo bà An, để thực hiện được việc trên "không hề đơn giản" khi xe máy ở Hà Nội là kế sinh nhai của nhiều người.
"Hà Nội phải dành nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ thay thế xe cộ cho người dân, chuẩn bị hạ tầng để thay thế cho xe máy. Ngoài ra các điều kiện để hỗ trợ cho xe cộ không dùng nhiên liệu hóa thạch như trạm sạc cũng phải đảm bảo. Đây là vấn đề rất lớn, rất có lợi ích, nhưng không phải đơn giản. Hà Nội phải cố gắng rất nhiều, tập trung chỉ đạo và giải quyết hài hòa để không ảnh hưởng tới đời sống của người dân" - bà An nói thêm.
TP.HCM cũng nghiên cứu hạn chế xe xăng
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị nhanh chóng nghiên cứu, tính toán, đề xuất phương án hạn chế xe cộ có mức độ phát thải cao tại những khu vực nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị các sở ngành, cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý của đơn vị nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế xe có mức độ phát thải cao, đặc biệt ở những khu vực đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, khí thải.
Các đơn vị gửi về sở trước ngày 15-7 để tổng hợp gửi Bộ Xây dựng theo chỉ đạo.