
Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai (Hà Nội) dự kiến đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai - Ảnh: BVCC
Hệ thống y tế TP.HCM ra sao sau sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu?
Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai (Hà Nội) dự kiến đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai - Ảnh: BVCC
Hệ thống y tế TP.HCM ra sao sau sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu?
Như vậy đối với các bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã trước đây vẫn duy trì hoạt động, không có sự thay đổi về mặt nhiệm vụ, mà chỉ có thể thay đổi về tên gọi để phù hợp với mô hình chính quyền hai cấp, địa giới hành chính mới.
Người dân có thể đến các cơ sở y tế phù hợp về địa lý, nhu cầu trên địa bàn để được khám chữa bệnh.
Khám bảo hiểm y tế không bị ảnh hưởng
Về bảo hiểm y tế, theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, việc sáp nhập đơn vị hành chính không ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người dân.
Theo đó sau sáp nhập địa giới hành chính, các bệnh viện quận, huyện có thể sẽ thay đổi tên để phù hợp hơn. Tuy nhiên hoạt động khám chữa bệnh vẫn diễn ra bình thường. Các cơ sở vẫn tiếp nhận, điều trị và thanh toán bảo hiểm y tế như cũ.
Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến quận, huyện (trước đó) vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định.
Ngoài ra, người dân không cần đổi thẻ bảo hiểm y tế, kể cả khi địa chỉ trên thẻ không còn khớp với tên hành chính mới. Mọi dữ liệu đã được đồng bộ thông qua căn cước công dân gắn chip và kết nối với hệ thống quản lý bảo hiểm y tế quốc gia.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng sẽ phối hợp ký mới hoặc gia hạn hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các đơn vị y tế sáp nhập, thành lập mới, để đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn.