Dự án Luật Dẫn độ bổ sung các trường hợp có thể bị dẫn độ gồm người liên quan nhiều hành vi phạm tội (mỗi hành vi bị Việt Nam và nước ngoài coi là phạm tội), cần có ít nhất một hành vi bị phạt tù từ 1 năm, tù chung thân, tử hình...
Trước khi bước vào phiên họp theo chương trình kỳ họp 9 sáng 24-5, Quốc hội dành một phút mặc niệm nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 24-5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày trước Trình luật sửa 3 luật về bất động sản, khẳng định văn bản hướng dẫn ban hành đúng tiến độBộ Công an muốn xây dựng Luật Dẫn độCanada dừng hiệp định dẫn độ với Hong Kong vì luật an ninh mới
Dự luật giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tăng hiệu quả truy bắt tội phạm bỏ trốn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này và tạo nền tảng ký kết các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Đáng chú ý, dự luật bổ sung nhiều quy định mới về đối tượng và các vấn đề liên quan đến việc dẫn độ.
Trong đó về các trường hợp có thể bị dẫn độ, ông Quang cho biết dự luật kế thừa quy định về trường hợp bị dẫn độ trong Luật Tương trợ tư pháp.
Cùng với đó bổ sung trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều hành vi phạm tội (mỗi hành vi cấu thành tội phạm theo luật Việt Nam và nước ngoài), có ít nhất một hành vi bị Việt Nam và nước ngoài phạt tù từ 1 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình, hoặc thời hạn chấp hành án còn lại ít nhất 6 tháng.
Trường hợp Việt Nam là nước yêu cầu, Bộ Công an đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đồng ý dẫn độ với các trường hợp tương tự.
Theo ông Quang, việc bổ sung quy định này là phù hợp với pháp luật quốc tế và thông lệ quốc tế, cũng như để giải quyết các trường hợp trong các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký với các nước, góp phần ngăn ngừa bỏ lọt tội phạm.
Về quá cảnh người bị dẫn độ, ông Quang cho hay dự luật quy định việc quá cảnh người bị dẫn độ qua lãnh thổ Việt Nam phải được thông báo trước bằng văn bản đến Bộ Công an.
Nước đề nghị quá cảnh người bị dẫn độ chịu trách nhiệm quản lý người đó trong thời gian quá cảnh Việt Nam, chịu mọi chi phí quá cảnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp Việt Nam đề nghị nước ngoài cho phép quá cảnh người bị dẫn độ thì Bộ Công an liên hệ với nước ngoài để thực hiện các thủ tục xin phép quá cảnh người bị dẫn độ. Chính phủ hướng dẫn chi tiết điều này.
Về cơ bản, quy định này là chi tiết hơn so với quy định về quá cảnh trong Luật Tương trợ tư pháp, đồng thời nâng cao trách nhiệm của nước yêu cầu quá cảnh, phù hợp với pháp luật Việt Nam về quá cảnh, phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tư duy mới về xây dựng pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang - Ảnh: GIA HÂN
Trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý.
Theo đó, dự luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên thì thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu nước yêu cầu cung cấp đủ thông tin và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết.
Ngoài ra, dự luật cũng bổ sung quy định "trường hợp nước yêu cầu chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ với Việt Nam thì trình tự, thủ tục bắt khẩn cấp để dẫn độ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự".
Quy định này theo ông Quang sẽ góp phần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên, dự phòng cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự trong thời gian sắp tới.
Phù hợp với quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016, phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tư duy mới về xây dựng pháp luật, đồng thời nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.
Về hợp pháp hóa lãnh sự, dự thảo luật quy định hồ sơ yêu cầu dẫn độ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nếu được ký và đóng dấu bởi cơ quan và người có thẩm quyền, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Về dẫn độ có điều kiện, dự thảo luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam phải thực hiện một hoặc một số điều kiện để đồng ý dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ điều kiện này.
Trường hợp nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số điều kiện để Việt Nam đồng ý dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chấp nhận các điều kiện này. Chính phủ hướng dẫn chi tiết điều này.
Ông Quang cho hay đây là quy định mới được bổ sung so với Luật Tương trợ tư pháp, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về dẫn độ, phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tư duy mới về xây dựng pháp luật.
Đề xuất liên quan yêu cầu 'không tử hình' tội phạm bị dẫn độ
Hôm qua (15-4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về bốn dự án Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng phải báo cáo việc triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam trước ngày 02/6/2025.
Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu, rà soát, sắp xếp biên chế, tổ chức quân sự địa phương, lực lượng Bộ đội Biên phòng theo hướng khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa bàn chiến lược, bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ huy, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
() - Phát hiện thêm lô mỹ phẩm thứ 3 vi phạm chất lượng, ngày 24/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm đối với công ty phân phối và cơ sở sản xuất.
Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ nhận định Triều Tiên sở hữu các phương tiện quân sự đủ khả năng đe dọa lực lượng Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á, cũng như đất liền Mỹ.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xử phạt các doanh nghiệp vi phạm về công bố thông tin sai lệch, giao dịch "chui" với cổ đông, không lưu trữ hồ sơ đăng ký chuyển nhượng trái phiếu.