
Khách tham quan trải nghiệm đàn T'rưng trong ngày khai mạc lễ hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Lễ hội văn hóa Việt Nam mang tên "Việt Nam - Sắc màu từ miền nhiệt đới" lần đầu tiên được tổ chức tại
Khách tham quan trải nghiệm đàn T'rưng trong ngày khai mạc lễ hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Lễ hội văn hóa Việt Nam mang tên "Việt Nam - Sắc màu từ miền nhiệt đới" lần đầu tiên được tổ chức tại
Trình diễn áo dài tại lễ hội ngày 25-7 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Chương trình giới thiệu và trình diễn áo dài Việt Nam với chủ đề "Hà Nội - 12 mùa hoa" sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 31-7. Khách tham quan được chiêm ngưỡng áo dài Việt Nam trưng bày mỗi ngày. Riêng ngày 25-7 có chương trình người mẫu mặc áo dài trình diễn thời trang tại không gian trưng bày ngoài trời.
Những chiếc áo dài tại lễ hội là sản phẩm của nhà thiết kế Vũ Việt Hà, nằm trong bộ sưu tập "Hà Nội 12 mùa hoa", hứa hẹn đưa người xem bước vào một hành trình thị giác qua từng tháng trong năm, mỗi tháng là một loài hoa đặc trưng gắn với ký ức Hà Nội.
Các thiết kế của Vũ Việt Hà còn là những bức tranh sống động về Hà Nội, được làm trên áo dài phong cách truyền thống của Hà Nội thập niên 1930 từ các phác thảo của họa sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ và một số họa sĩ lừng danh của Việt Nam thời kỳ này.
Du khách với một khu trưng bày giới thiệu nét đẹp của các dân tộc Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Các sản phẩm sơn mài Việt Nam mang chủ đề "Vườn Sơn - Sắc màu nhiệt đới" được giới thiệu và trưng bày tại lễ hội từ ngày 25-7 đến ngày 3-8.
Bộ sưu tập sản phẩm sơn mài của lễ hội năm nay trở nên vô cùng đặc biệt khi có sự tham gia thiết kế của đích thân Phu nhân Ngô Phương Ly.
Bà đã dành nhiều tháng miệt mài cùng các nghệ nhân để tạo nên bộ sưu tập trang sức sơn mài đặc biệt, dành riêng cho lễ hội.
Không gian triển lãm ảnh "Việt Nam, Đất nước, Con người" với 40 bức ảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đến các phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, những nét đẹp của con người Việt Nam đến công chúng Nga trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội.
Khách tham quan trải nghiệm sản phẩm của TH True Milk, tập đoàn vừa mở nhà máy tại Nga - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Bên cạnh các hoạt động chính, lễ hội còn có không gian tương tác nhạc cụ truyền thống Việt Nam với đàn T'rưng, K'Longput có nghệ sĩ giao lưu tương tác, hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam.
Song song đó là các hoạt động biểu diễn cộng đồng của sinh viên Việt Nam tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp của Nga, cùng cá nhân, tổ chức tham gia biểu diễn, xen giữa các phần biểu diễn của các nghệ sĩ từ Việt Nam.
Lễ hội còn có hoạt động dành cho cộng đồng với chủ đề "Quê hương", gồm các hoạt động tương tác, tìm hiểu và trực tiếp trải nghiệm như làm tò he, vẽ tranh Đông Hồ, làm quen với nghệ thuật sơn mài và các điệu múa dân tộc Việt, múa sạp...