
Theo Dong-A Ilbo, kể từ năm 2019 quận Suseong, thành phố Daegu, đã ban hành quy định hỗ trợ các hộ nghi mắc chứng rối loạn tích trữ, nhằm giúp họ thoát khỏi môi trường sống mất vệ sinh - Ảnh: DONG-A ILBO
Giới chức thành phố Daegu,
Theo Dong-A Ilbo, kể từ năm 2019 quận Suseong, thành phố Daegu, đã ban hành quy định hỗ trợ các hộ nghi mắc chứng rối loạn tích trữ, nhằm giúp họ thoát khỏi môi trường sống mất vệ sinh - Ảnh: DONG-A ILBO
Giới chức thành phố Daegu,
Nhân viên thu dọn rác thải tại nhà một hộ gia đình mắc chứng rối loạn tích trữ ở quận Suseong, thành phố Daegu, Hàn Quốc - Ảnh: YONHAP NEWS
Theo SCMP, trước đó chính quyền địa phương đã triển khai hỗ trợ dọn dẹp cho gia đình này 11 lần kể từ năm 2020. Tuy nhiên sau mỗi lần can thiệp, tình trạng tích trữ rác thải tại đây vẫn tiếp tục tái diễn.
Chính quyền địa phương cho biết sẽ triển khai kế hoạch hỗ trợ toàn diện sau đợt dọn dẹp này, bao gồm cải tạo nhà ở, theo dõi và điều trị tâm lý lâu dài cho gia đình, đồng thời cũng mở rộng chương trình phát hiện và can thiệp sớm đối với các trường hợp rối loạn tích trữ khác trên địa bàn.
Một báo cáo của Korea Herald hồi tháng 3 cho biết số người sống cô lập trong những không gian sống mất vệ sinh nghiêm trọng tại Hàn Quốc đang không ngừng gia tăng. Hầu hết họ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được can thiệp đúng mức.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Dịch vụ bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc, tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc các rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trong đó có hội chứng tích trữ tại nước này đã tăng 42% trong giai đoạn năm 2018-2022.
Tuy nhiên số người thực tế mắc chứng rối loạn tích trữ tại Hàn Quốc có thể cao hơn nhiều so với các báo cáo, do nước này hiện chưa có thống kê riêng cho dạng rối loạn tâm lý này.