Giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (phường Xuân Hòa, TP.HCM) - Ảnh: THANH HIỆP
Đáng chú ý, dự thảo này đã quy định cụ thể về
Cô và trò điểm trường Lùng Vài, xã Vị Xuyên, Hà Giang (cũ, nay là tỉnh Tuyên Quang) - Ảnh: NAM TRẦN
Dự thảo nghị định của Chính phủ đề xuất đã mang đến nhiều kỳ vọng về việc cải thiện đáng kể đời sống và thu nhập cho đội ngũ nhà giáo.
Với những nguyên tắc trả lương và công thức tính lương cụ thể, dự thảo này hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời hứa hẹn tạo động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Những nét ưu điểm nổi bật
Một trong những điểm mới đáng chú ý đầu tiên là nguyên tắc xếp lương theo chức danh. Điều này mang lại sự công bằng và minh bạch hơn trong việc xác định mức lương, phản ánh đúng năng lực, trình độ và vị trí công tác của từng giáo viên theo thời điểm cụ thể.
Thay vì áp dụng chung một khung lương, việc phân loại theo chức danh sẽ khuyến khích giáo viên không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đạt được các chức danh cao hơn, từ đó cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, quy định cần cân nhắc để đảm bảo chức danh gắn liền với vị trí việc làm thực tế để tạo lợi thế cạnh tranh cho người lao động.
Điểm ưu việt tiếp theo phải kể đến là chính sách bảo lưu mức chênh lệch lương. Việc bảo lưu mức chênh lệch sẽ tạo tâm lý yên tâm, tránh được những xáo trộn lớn về tài chính, giúp giáo viên yên tâm công tác và cống hiến.
Dự thảo lần này cũng bảo lưu phụ cấp thâm niên. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những giáo viên có thâm niên, đã có mức lương ổn định theo quy định cũ.
Ngoài ra, việc nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành đối với viên chức. Điều này tiếp tục khuyến khích giáo viên phấn đấu trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ để có cơ hội tăng bậc lương, góp phần cải thiện thu nhập định kỳ.
Công thức tính tiền lương rõ ràng, minh bạch
Công thức này thể hiện sự rõ ràng, minh bạch trong cách tính toán thu nhập của giáo viên, giảng viên. Các yếu tố cấu thành tiền lương đều được liệt kê cụ thể, bao gồm hệ số lương cơ bản, phụ cấp chức vụ (nếu có), phụ cấp thâm niên vượt khung và đặc biệt là mức chênh lệch bảo lưu. Điều này giúp nhà giáo dễ dàng hình dung và tự tính toán được mức lương của mình, tạo sự yên tâm và tin tưởng vào chính sách mới.
Tạo động lực to lớn để giáo viên yên tâm cống hiến, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, theo vị trí việc làm được bổ nhiệm. Khi đời sống được đảm bảo, giáo viên sẽ có nhiều tâm huyết và năng lượng hơn để đầu tư vào việc giảng dạy, nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chính sách này còn có ý nghĩa thu hút và giữ chân nhân tài cho ngành giáo dục, đặc biệt là những giáo viên giỏi, có tâm huyết với nghề, cổ vũ sự vươn lên cho đội ngũ nhà giáo trẻ.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ (phó tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam)
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/dot-pha-ve-tien-luong-cho-giao-vien-a255275.html