Ông Trump muốn 'Làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại'

Hàng loạt công ty tại Mỹ đã cam kết loại bỏ hoàn toàn phẩm màu nhân tạo khỏi sản phẩm bán lẻ trước năm 2028, đánh dấu bước tiến mới trong làn sóng 'làm sạch thực phẩm' đang lan rộng tại Mỹ.

thực phẩm - Ảnh 1.

Ông Trump tuyên bố Coca-Cola đã đồng ý sử dụng đường mía - Ảnh: AFP

Ngày 14-7, Làn sóng làm sạch thực phẩm ở Mỹ - Ảnh 2.Báo cáo y tế của Nhà Trắng bị tố trích dẫn nhiều nghiên cứu 'khống'ĐỌC NGAY

Trước hết, không phủ nhận rằng chiến dịch MAHA của chính quyền Tổng thống Trump đã đặt ra chuẩn mực khắt khe về thành phần đối với thực phẩm và đồ uống, buộc các tập đoàn lớn như Nestlé, PepsiCo, Coca-Cola phải thay đổi công thức và chiến lược kinh doanh để đáp ứng xu thế tiêu dùng mới. 

Mặt khác điều này cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các hãng thực phẩm hữu cơ, hướng tới thời kỳ thị trường toàn cầu chuyển sang kỷ nguyên lành mạnh, tự nhiên và an toàn với sức khỏe con người.

Hồi tháng 5, một báo cáo của Ủy ban MAHA chỉ ra rằng siro bắp có hàm lượng fructose cao là yếu tố góp phần gây ra bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan. Loại siro này được sản xuất bằng cách chuyển hóa glucose thành fructose. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, fructose là chất tạo ngọt thường được sử dụng như một lựa chọn thay thế giá rẻ và có hạn sử dụng lâu hơn đường.

Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng sự khác biệt về mặt dinh dưỡng giữa đường và siro bắp có hàm lượng fructose cao là không đáng kể vì hai loại thành phần này về bản chất có giá trị dinh dưỡng và tác động đến sức khỏe tương đương nhau. 

Một đại diện từ Hiệp hội tinh luyện bắp Mỹ lập luận siro bắp có hàm lượng fructose cao góp phần làm tăng lượng calo trong chế độ ăn, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đây là nguyên nhân đặc biệt dẫn đến béo phì hoặc tiểu đường.

Về phương diện kinh tế, động thái của ông Trump đã vấp phải sự phản đối của các nhà sản xuất siro bắp. Họ cho rằng việc nhập khẩu đường mía sẽ tốn kém hơn so với việc sử dụng nguyên liệu trong nước - điều vốn đi ngược lại với mục tiêu "America First" (Nước Mỹ trên hết) của ông Trump về việc thúc đẩy sản phẩm và sản xuất trong nước.

"Việc thay thế siro bắp bằng đường mía sẽ khiến hàng nghìn việc làm trong ngành thực phẩm Mỹ bị mất, thu nhập của nông dân giảm sút, cũng như hoạt động nhập khẩu đường từ nước ngoài gia tăng, mà tất cả đều không đem lại lợi ích dinh dưỡng nào", Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hiệp hội Tinh luyện ngô John Bode bày tỏ quan điểm.

Nói cách khác, sự sụt giảm nhu cầu đối với siro bắp sẽ là một đòn giáng mạnh vào các nhà sản xuất Mỹ. Nhà nghiên cứu Chad Hart tại Đại học bang Iowa khẳng định đây sẽ là tổn thất lớn đối với các nhà sản xuất bắp khi xét đến gần 10% tổng thị trường bắp, khiến giá bắp bị giảm đáng kể, theo báo Guardian.

Cơn sốt "Coca Mexico"

Một số quốc gia châu Âu hay Mexico vẫn sử dụng đường mía thay vì siro bắp có hàm lượng fructose cao trong công thức Coca-Cola, tạo nên làn sóng yêu thích Coca Mexico trong lòng người tiêu dùng Mỹ. Đặc biệt khi phiên bản này có hương vị nguyên bản tươi, thanh và bớt gắt hơn so với Coca-Cola Mỹ.

Các tín đồ nước giải khát tại Mỹ cho biết họ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các sản phẩm làm ngọt bằng đường mía và siro bắp. Do đó Coca Mexico trở thành mặt hàng ngách được ưa chuộng tại xứ sở cờ hoa, thúc đẩy các hãng tung ra phiên bản giới hạn sử dụng đường mía để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên phong trào MAHA có thể làm thay đổi những phương thức và chiến lược kinh doanh này.

Làn sóng làm sạch thực phẩm ở Mỹ - Ảnh 2.Chính quyền ông Trump muốn 'làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại'

Sáng kiến 'Làm cho nước Mỹ khỏe mạnh trở lại' (MAHA) của chính quyền ông Trump đã gây sức ép buộc các công ty thực phẩm thay đổi công thức, loại bỏ các thành phần như chất tạo màu nhân tạo.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/ong-trump-muon-lam-cho-nuoc-my-khoe-manh-tro-lai-a253331.html