Phà điện cánh ngầm P-12 của Candela lướt êm trên mặt nước gần thành phố Stockholm (Thuỵ Điển) mà không gây sóng lớn, không phát khí thải - Ảnh: New York Times
Tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), việc tắc nghẽn giao thông cùng xu hướng hồi sinh các bến cảng đã tạo điều kiện cho một bước tiến Thụy Điển thử nghiệm ‘phà bay’ chạy bằng điệnThụy Điển muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo
Thống kê này cho biết trên mỗi đơn vị hành khách di chuyển một km, phà P-12 tiêu thụ năng lượng ít hơn 84% so với các phà diesel đang chạy cùng tuyến. Bên cạnh đó, tỉ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 80% và phần lớn các chuyến đều vận hành trong tình trạng kín chỗ cho thấy mức độ đón nhận tích cực từ hành khách.
Phà P-12 được thiết kế với một hệ thống cánh ngầm đặt dưới thân, hoạt động tương tự như cánh máy bay trong môi trường nước.
Theo đó, áp suất nước tạo ra sẽ là lực nâng đẩy thân phà nhô lên khỏi mặt nước khi phà tăng tốc, giúp giảm đáng kể lực cản và giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành.
Chính nhờ cơ chế này P-12 có thể đạt tốc độ hành trình khoảng 30 dặm/giờ (khoảng 26 hải lý/giờ), nhanh gấp đôi so với các phà thông thường đang hoạt động tại Mỹ, trong khi chỉ sử dụng một bộ pin có công suất tương đương với ba chiếc xe điện Tesla Cybertruck.
Tiết kiệm nhiên liệu
Mặc dù phà sử dụng công nghệ cánh ngầm từng được ứng dụng phổ biến trong thập niên 1980, song vấn đề chi phí vận hành cao đã khiến công nghệ này dần bị bỏ lại.
Theo giáo sư Jakob Kuttenkeuler thuộc Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực vật liệu tổng hợp, công nghệ cảm biến và quá trình số hóa đã tạo điều kiện cho công nghệ cánh ngầm quay trở lại, đúng vào thời điểm các đô thị trên thế giới đang tích cực tìm kiếm các giải pháp giao thông sử dụng năng lượng điện.
Trên nền tảng này, Candela đã bắt đầu phát triển các mẫu phà sử dụng công nghệ cánh ngầm cho mục đích du lịch từ năm 2019 và tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực giao thông công cộng vào năm 2022 với mẫu phà P-12.
Sau giai đoạn thử nghiệm và vận hành tại Stockholm, Candela đã tiến hành ký kết các hợp đồng cung cấp P-12 cho các đơn vị khai thác giao thông tại nhiều đô thị phát triển - bao gồm Lake Tahoe ở Mỹ, Berlin tại Đức và Neom - siêu đô thị đang trong quá trình quy hoạch của Saudi Arabia.
Theo báo Washington Post, Candela hiện sử dụng hai trạm sạc nhanh điện EV đặt tại cảng Stockholm để nạp lại pin cho P-12 sau giờ cao điểm sáng và chiều.
Theo thiết kế vận hành, mỗi chu kỳ hoạt động của phà kéo dài khoảng hai giờ liên tục trên mặt nước, sau đó cần được sạc lại trong vòng một giờ thông qua hệ thống sạc nhanh. Điều này đã tạo ra áp lực về hạ tầng sạc, đặc biệt tại các cảng nhỏ hoặc vùng chưa phát triển lưới điện sẵn sàng.
Bên cạnh lợi ích về môi trường, P-12 cũng không gây sóng lớn làm xói mòn bờ biển hoặc ảnh hưởng đến các phà bên cạnh, đồng thời không gây say sóng nhờ hệ thống cân bằng tự động điều khiển bằng bộ vi xử lý tích hợp.
Xét về chi phí, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu của P-12 cao hơn so với các phà diesel truyền thống, nhưng theo ước tính của Candela và các đối tác, khoản tiết kiệm nhiên liệu trong suốt vòng đời khai thác có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Tại Thụy Điển, phà Candela P-12 đã nhận được phản hồi tích cực từ chính quyền vùng Stockholm - đơn vị đã mở rộng lịch hoạt động của phà Nova từ 5 lên 6 ngày mỗi tuần, và sẽ vận hành hàng ngày kể từ tháng 5.
Dựa trên sự chấp thuận ban đầu này, Candela đặt mục tiêu mở rộng các tuyến vận hành trong mùa hè, đặc biệt hướng đến khu vực quần đảo Stockholm - một trong những quần đảo lớn nhất thế giới về quy mô và số lượng đảo.
8 tỉ USD
Dựa trên tiềm năng thương mại từ các thị trường đang quan tâm đến công nghệ giao thông không phát thải, Candela đặt kỳ vọng rằng thị trường toàn cầu dành cho P-12 có thể đạt quy mô khoảng 8 tỉ USD mỗi năm, trong đó châu Á được đánh giá là khu vực tiềm năng nhất, tiếp theo là thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/pha-canh-ngam-chay-dien-dau-tien-tren-the-gioi-a250411.html