Cầu Mỹ Thuận kết nối giao thông vùng ĐBSCL - Ảnh: VINH HIỂN
Họ tin đây là thời cơ mới để Tổ quốc vươn tầm cao, và thế hệ lãnh đạo hiện nay sẽ thực hiện tốt trọng trách phát triển đất nước mà nhân dân giao phó.
Thời cơ mới
Theo nhà sử học Hữu Thành, nguyên phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau cũ, việc tách - nhập, điều chỉnh
Sáp nhập tạo động lực lớn lao cho phát triển nhưng không làm phai bản sắc địa phương - Ảnh: HUỲNH LÂM
Tầm nhìn lớn và xa
Đồng quan điểm đó, ông Lư Văn Điền, nguyên bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ cũ, cho rằng việc sáp nhập, sắp xếp lại các địa phương thời kỳ này khác nhiều so với thời điểm sáp nhập năm 1976.
Ngày ấy, mục tiêu đi lên sản xuất lớn, việc cơ giới hóa, thủy lợi... cho phát triển được tính tới, nhưng sản xuất không có nguồn ra, chưa kể rất nhiều bất cập, sai lầm lớn về cơ chế kìm hãm sự phát triển.
Nền kinh tế thời kỳ đó cứ "luẩn quẩn" không phát triển được. Còn bây giờ, mọi điều kiện đã khác, thuận lợi hơn nhiều.
Theo ông Lư Văn Điền, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc, "đất nước ta chưa bao giờ được như thế này". Cơ đồ, uy tín, vị thế, kể cả trong nước lẫn trên thế giới chưa bao giờ được như thế này.
Cho nên, Đại hội XIII của Đảng đã phóng tầm nhìn đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, tầm nhìn đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm Ngày lập nước...
Trên bình diện thế giới, nếu nhìn vào vị thế đất nước Việt Nam hiện nay đã đủ điều kiện để vươn tới một tầm cao mới. Ngoài cải cách thủ tục, tinh gọn bộ máy hành chính..., thì việc tạo không gian hành chính, kết hợp để phát huy sức mạnh của mỗi địa phương, vùng miền hết sức quan trọng.
Đó chính là không gian để phát triển kinh tế - xã hội, nếu làm chậm thì sẽ bỏ qua thời cơ lịch sử...
Ông Điền tâm sự kinh nghiệm cho thấy không thể nào để mỗi năm "nhích" một chút như trước đây được, nên việc sáp nhập các tỉnh thành lần này rất đúng lúc. Bởi nếu chậm trễ sẽ "trôi đi" thời cơ, chúng ta không thể quay lại được.
Đó là câu chuyện kiến tạo không gian để phát huy thế mạnh của các địa phương. Để phát huy được sức mạnh đó, vai trò đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo hết sức quan trọng.
Đất nước sau thời gian đổi mới, phát triển, cũng đã đào tạo nên đội ngũ cán bộ có năng lực, có tầm nhìn... đủ sức quán xuyến nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó.
Chia sẻ về vấn đề sáp nhập các tỉnh thành và cải tổ bộ máy hành chính, thủ tục hành chính đang được người dân đặc biệt quan tâm hiện nay, ông Bùi Quang Huy, nguyên bí thư tỉnh ủy các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, nguyên phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng việc sáp nhập để "cộng hưởng" thế mạnh của các địa phương là quyết sách cần thiết để đất nước phát triển trong tình hình mới.
"Tôi thấy chủ trương của Trung ương và Bộ Chính trị mấy tháng nay chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề sắp xếp cán bộ và chuẩn bị các bước cần thiết cho việc sáp nhập tỉnh thành. Mục tiêu của các hoạt động này cũng rất rõ.
Chúng ta sẽ tạo nên tâm thế mới, vị thế mới, phát huy được sức mạnh dân tộc trong tình hình mới, để hướng tới thời điểm năm 2030 - 2045 đưa kinh tế đất nước tăng trưởng cao, bắt kịp với các nước tiên tiến".
Theo ông Bùi Quang Huy, Trung ương chỉ đạo cách bố trí cán bộ cũng tạo được đồng thuận cao. Cán bộ được lựa chọn phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phải có tâm, có tầm.
"Việc sáp nhập tỉnh không đơn thuần chỉ là gộp địa giới hành chính, mà mục tiêu là giúp các tỉnh thành mới có đủ nội lực, đủ điều kiện để "làm ăn lớn", mạnh mẽ hơn để đưa địa phương phát triển cùng đất nước.
Để làm được như vậy, tôi nghĩ đội ngũ cán bộ chúng ta bây giờ đã đủ sức quán xuyến rồi.
Chúng ta đang có đội ngũ cán bộ học hành bài bản, trui rèn bản lĩnh, ý chí và cũng đạt độ chín cả trình độ, kinh nghiệm cho mục tiêu xây dựng quê hương đất nước ở thời gian trước mắt cũng như tầm nhìn dài dạn", ông Bùi Quang Huy kỳ vọng.
Trao đổi thêm về các tỉnh mới rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Huy cho rằng: "Đối với ba tỉnh Trà Vinh - Bến Tre - Vĩnh Long nhập lại, về đội ngũ cán bộ tôi thấy cũng rất tốt rồi.
Sau khi bố trí, các anh nhận nhiệm vụ mới, nhưng nói là mới mà địa bàn không có gì là xa lạ. Tôi thấy Trà Vinh - Bến Tre - Vĩnh Long nhập lại, thế mạnh của vùng ven biển của Trà Vinh - Bến Tre rộng lớn hơn.
Thế mạnh tăng lên từ thủy sản, nông, công nghiệp, kết nối hàng hóa thuận lợi hơn. Tính toán lại thế mạnh của mỗi vùng sau khi sáp nhập ba tỉnh lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được một tỉnh mới giàu tiềm năng, thế mạnh thật sự".
Đất nước đã có nhiều bài học lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới
"Là người từng trải qua thời kỳ nhập - tách tỉnh cũng như nhiều bấp cập cơ chế trước đây, tôi có rất nhiều kỷ niệm khó quên, như tôi mang gạo nhà mình từ Long An lên TP.HCM để ăn học cũng phải xin phép và cần chữ ký lãnh đạo chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, dù có "bùa hộ mệnh" đóng dấu đỏ như vậy, nhiều khi tôi cũng như bao người khác vẫn rất vất vả khi qua các trạm kiểm soát nghiêm ngặt thời kỳ ngăn sông cấm chợ.
Mọi sự ngăn cách, đình trệ, bức bí, kìm hãm phát triển, thậm chí đến ngay hạt gạo, con heo mình trồng, mình nuôi mà cũng không được lưu thông", thầy giáo Nguyễn Xuân Thiệu (Trường tiểu học Nguyễn Văn Nguyên, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An - nay là xã Đức Huệ, tỉnh Tây Ninh) chia sẻ.
Theo thầy giáo này, việc sáp nhập các tỉnh lớn và cải tạo bộ máy hành chính, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và thuận lợi hơn là điều người dân đặc biệt mong đợi.
Nhân dân tin rằng đất nước đã có nhiều kinh nghiệm như bài học lịch sử sâu sắc để thế hệ lãnh đạo hiện nay tránh sai lầm, thực hiện được những điều đúng đắn lớn lao cho dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Việt Nam thịnh vượng, hùng mạnh, sánh tầm các quốc gia phát triển trên thế giới. Nhân dân tin giao trọng trách này cho thế hệ lãnh đạo hôm nay.