Người dân Campuchia xếp hàng tại cửa khẩu ở Khlong Luek hôm 24-6 - Ảnh: REUTERS
Ngày 3-7, các bộ trưởng của Thái Lan cập nhật Thái Lan tạm nới lỏng biên giới với CampuchiaĐỌC NGAY
Căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng sau cuộc đụng độ vào ngày 28-5 giữa quân đội Thái Lan và Campuchia tại khu vực biên giới đang tranh chấp ở Ubon Ratchathani, trong đó một binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thái Lan Nattaphon Narkphanit cho biết các biện pháp mà Thái Lan áp dụng tại biên giới không gây áp lực quá mức lên người dân. Biên giới không bị đóng nhưng người dân và phương tiện chỉ được phép qua lại biên giới để làm việc, học tập hoặc giao thương.
"Những áp lực hiện tại không nhằm mục đích gây ảnh hưởng kinh tế mà nhằm gây sức ép lên các băng nhóm tội phạm… Hiện tại, các vụ lừa đảo đã giảm đáng kể", ông Nattaphon nói, ám chỉ đến tình trạng tập trung nhiều hoạt động tội phạm tại các thị trấn biên giới Campuchia như Poipet.
Theo ông Nattaphon, các thành viên Ủy ban Biên giới chung (JBC) ở phía Campuchia đã nối lại đàm phán với phía Thái Lan và đó là một dấu hiệu tích cực. Trước đó, phía Campuchia đã từ chối đàm phán và nhất quyết đưa các vấn đề biên giới ra Tòa án Công lý quốc tế.
Các quan chức Thái Lan và Campuchia trong Ủy ban Biên giới chung hiện đang xem xét các điều kiện để đàm phán thêm. Nếu JBC tiếp tục họp, Thái Lan sẽ đề xuất các lực lượng trở lại vị trí bình thường để ngăn ngừa các sự cố đáng tiếc và dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới.
Tuy nhiên, trong phát biểu cùng ngày, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen nhấn mạnh Campuchia sẽ không đàm phán về vấn đề biên giới, cho rằng Thái Lan đã đơn phương đóng các cửa khẩu và sau đó điều chỉnh giờ hoạt động của các chốt kiểm soát.
Cựu thủ tướng Campuchia kêu gọi khôi phục lại thời gian hoạt động của các cửa khẩu như trước khi xảy ra căng thẳng, tức là từ 6h đến 22h mỗi ngày, theo Khmer Times.
Ông Hun Sen kêu gọi hạn chế nhập các mặt hàng chiến lược từ Thái Lan
Cũng trong ngày 3-7, ông Hun Sen kêu gọi ngừng mua các mặt hàng chiến lược từ Thái Lan, chẳng hạn như điện, dịch vụ Internet, nhiên liệu và khí đốt. Ông cũng yêu cầu ngừng phát tất cả các phim truyền hình và nội dung khác từ Thái Lan.
"Campuchia phải thận trọng và tránh mua bất kỳ mặt hàng chiến lược nào từ Thái Lan. Đầu tiên là điện. Trong mọi trường hợp, chúng ta không nên mua. Thứ hai là Internet. Thứ ba là nhiên liệu và khí đốt. Bởi vì một khi họ cắt những thứ đó, chúng ta coi như xong", ông Hun Sen nhấn mạnh.
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/thai-lan-noi-tinh-hinh-bien-gioi-voi-campuchia-dang-ha-nhiet-ong-hun-sen-len-tieng-a249910.html