Mặt trước Kinh thành Huế: chính giữa là kỳ đài và hai bên là cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Đức - Ảnh: THÁI LỘC
Đúng 200 năm trước, Nguyễn Thánh Tổ - Minh Mạng đã chọn địa cuộc thiêng ngay giữa Khai trương phố đi bộ trong lòng di sản Kinh thành HuếHai chiếc cổng gạch mới phát hiện ở Kinh thành Huế: Có thể là chỗ đặt đại bácKinh đô Huế thế kỷ 19 tiêu biểu bậc nhất cho thành thị Việt Nam cuối thời trung đại
Lớn lên trong Kinh thành, thủa ấu thơ thường thả diều trên thượng thành, ông Quýnh nhớ như in những hình vẽ trang trí vốn rất khác nhau tại mỗi cổng thành hồi ấy còn vẹn nguyên.
Trong đó, cửa Chánh Bắc vẽ bộ sáo trúc. Cửa Đông Bắc vẽ hình cái quạt. Cửa Chánh Đông vẽ chiếc trống xanh nhạt có đùi gác ngang trên giá. Cửa Đông Nam vẽ chuông màu vàng có dùi treo trên cuống…
Ông Quýnh lý giải rằng: "Không phải họ tùy tiện, muốn vẽ gì thì vẽ trên các công trình xây dựng quan trọng như các vọng lâu cổng kinh thành, mà bắt buộc họ phải dựa trên dịch lý phương Đông (thuyết phong thủy, thuyết âm dương, ngũ hành) và các biểu tượng về bát quái, bát âm, bát bửu… tương ứng với các phương vị. Ngoài ra cũng nhờ các họa tiết trang trí trên vọng lâu giúp ta có thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau của các cổng thành cũng như ý nghĩa triết lý về kiến trúc xưa".
Cũng theo nhà nghiên cứu Đoàn Văn Quýnh, tám cửa thành nói trên ứng với tám phương vị của hình bát quái đúng theo quan niệm dịch lý phương Đông và cung Khánh Ninh nằm vị trí trung tâm.
Ông lý giải: "Các cổng thành ở đúng vào phương vị 8 quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài của hình Bát quái hậu thiên. Do đó tuy Kinh thành Huế có hình gần vuông nhưng trên bản đồ và la bàn thì 8 cổng nằm đúng vào 8 góc của một hình bát giác rất rõ ràng".
Điều này lý giải cung Khánh Ninh nằm trên khu đất trung tâm của Ngũ hành được vua Minh Mạng chọn là nơi tổ chức lễ tang của mình…
Dù hình thức giống nhau nhưng mỗi cửa thành đều có chỉ dấu ứng với phương vị của nó trong bát quái. Trong hình là cửa Đông Nam, còn gọi Thượng Tứ - Ảnh: THÁI LỘC
Chữ hiếu bền mãi
Các vua nhà Nguyễn vô cùng trọng hiếu, đặc biệt là vua Thiệu Trị. Điều này thể hiện rõ thông qua việc đặt tên điện Hiếu Tư trong cung Khánh Ninh ngay ở vị trí trung tâm Kinh thành này.
Đầu năm 1841, vua Minh Mạng băng tại điện Quang Minh trong Tử cấm thành. Người con trưởng Miên Tông nối ngôi lấy niên hiệu Thiệu Trị. Theo sách Đại Nam thực lục, ban đầu ý chỉ của vua truyền với Bộ Lễ có nội dung: "Điện Hoàng Phúc ở vườn Thiệu Phương dùng làm nơi lễ tang".
Song, lễ tang ban đầu được tổ chức ở điện Càn Thanh. Đồng thời vua cho người sửa chữa cung Khánh Ninh: tháo dỡ hai nhà hai bên ra dựng sau chính điện, đồng thời dựng thêm phần tiền điện để tổ chức lễ tang.
Bộ Lễ bàn với vua về lễ rước linh của tiên đế Minh Mạng từ Tử cấm thành ra cung Khánh Ninh: "từ bên ngoài cửa Càn Thanh, nhà vua lên võng đi theo tử cung (quan tài - NV)".
Vua dụ rằng: "Tử cung ở trước, bám vào mà gào góc vẫn còn chưa đủ, lại ngồi võng mà theo sau thì có nên không? Ta phải đi bộ theo sau để tỏ lòng hiếu kính".
Hôm trước đưa đám, mưa gió dầm dề, vua sai Tham tri Bộ Lễ Tôn Thất Bạch đến cầu tạnh ở miếu Thành hoàng của Kinh đô (nay trên đường Trần Nguyên Đán trong Kinh thành - NV). Chính lễ bắt đầu cử hành cũng mưa gió tơi bời, nhưng chỉ một chốc thì mây tan mưa tạnh. Mãi đến khi trọng lễ kết thúc thì mưa gió mới dầm dề trở lại.
Sách Đại Nam thực lục viết: "Ai cũng cho là nhờ anh linh của tiên đế ở trên trời vậy". Nhà vua sai Tôn Thất Bạch đem lễ vật cúng tạ miếu Thành hoàng của Kinh đô. Vua thưởng Tôn Thất Bạch một đồng tiền vàng và trọng thưởng vàng và tiền cho nhiều quan viên, binh lính, thợ thầy, kể cả các bô lão quỳ lạy tiễn linh trên đường…
Nơi quàn quan tài và tổ chức lễ tang được vua Thiệu Trị đặt tên là điện Hiếu Tư để tỏ rõ lòng hiếu kính với tiên đế.
Vua bảo Bộ Lễ: "Cung điện Khánh Ninh do hoàng khảo ta làm sẵn để làm nơi chí kế muôn năm. Cung thì đã có biển cũ rồi, còn điện thì chưa có biển. Nay ta kính tuân mệnh lệnh khi (tiên đế) còn tỉnh, đặt bàn thờ ở điện ấy, tinh linh lên xuống, khói hương nghi ngút ở chỗ ấy, tấm lòng hiếu thảo, thương nhớ không cùng cũng ở chỗ ấy. Nay nên tôn điện này tên là điện Hiếu Tư, lấy nghĩa là "lòng hiếu phải bền mãi, để làm khuôn phép cho đời sau". Bộ Thần theo đúng mẫu, làm tấm biển đem treo ở chính giữa điện"…
"Theo phương vị bát quái hậu thiên, các cổng thành đối xứng nhau qua trục la bàn mà tâm điểm ở vị trí cung Khánh Ninh trước đây. Đây cũng chính là trung tâm của Kinh thành Huế (theo dịch lý Đông phương thì vị trí này thuộc hành Thổ là trung tâm của Ngũ hành)" - nhà nghiên cứu Đoàn Văn Quýnh.
-----------------
Khơi sông, xây cầu và xây dựng hàng trăm nhà phố, lệnh cho dân kinh doanh khắp xứ về Kinh thành buôn bán. Vua Minh Mạng có tham vọng biến sông Vua thành nơi tấp nập ghe thuyền, Kinh thành là nơi phố thị sầm uất…
Kỳ tới: Tham vọng Kinh thành phồn hoa đô hội
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/chuyen-la-kinh-thanh-hue-ky-1-dat-thieng-giua-kinh-thanh-a240231.html