Một trụ cứu hỏa trong phố đi bộ Hội An - Ảnh: B.D.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, chủ tịch UBND TP Hội An, với sự đầu tư lớn nhất từ trước đến nay cho khâu phòng cháy, Cháy lớn hai ngôi nhà trên phố cổ Hà Nội
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy lớn nhất từ trước tới nay ở Hội An
Theo thuyết trình của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Hội An, đơn vị được giao thực hiện và quản lý dự án, hệ thống chữa cháy 200 tỉ đồng khu phố cổ bao gồm các hợp phần như trung tâm điều hành và bể chứa nước ngầm, hệ thống báo cháy - cấp nước và chữa cháy tự động, hệ thống camera cùng hợp phần công nghệ thông tin.
Nhà điều hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy được xây hai tầng với tổng diện tích sàn gần 1.000m2. Tại đây bố trí các phòng chức năng gồm gara, hệ thống máy bơm, lưu trữ năng lượng, phòng giám sát điều hành trung tâm, truyền thông xử lý dữ liệu.
Tại đây cũng có một bể chứa nước ngầm cấp nước chữa cháy với diện tích xây dựng khoảng 242m2.
Các trang thiết bị xây lắp công trình và hệ thống phòng cháy, chữa cháy gồm máy bơm, thiết bị chống sét, thiết bị truyền thông xử lý dữ liệu, thiết bị giám sát điều hành trung tâm, truyền hình, camera…
Đường phố Hội An đang ngổn ngang công trường thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy - Ảnh: B.D.
Để cấp nước tới từng nhà cổ, dự án cũng bố trí các hào kỹ thuật chạy cáp quang, đường ống nước, cấp điện, camera... từ các trục đường chính về nhà điều hành trung tâm.
Xây dựng hệ thống cấp nước chữa cháy với mạng lưới đường ống thiết kế theo mạng vòng kết hợp với mạng tia.
Nguồn cấp nước chữa cháy cho hệ thống được lấy tại bể dung tích 700m3. Điểm đấu nối nguồn nước cấp là Nhà máy nước Thanh Hà đấu nối với tuyến đường ống D160mm chạy dọc đường Nguyễn Trường Tộ.
139 di tích được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
Theo TP Hội An, trong giai đoạn hiện tại hệ thống báo cháy tự động (báo cháy theo địa chỉ) sẽ lắp đặt ở 139 di tích cổ; bao gồm 37 di tích loại đặc biệt, 70 di tích loại 1, 20 di tích loại 2, 12 di tích loại 3.
Dự án cũng trang bị bổ sung các máy bơm xăng chữa cháy di động. Khi có cháy, các máy bơm này sẽ hút nước từ sông Hoài để dập lửa tại các di tích dọc sông hoặc hút nước sông tiếp vào hệ thống đường ống chữa cháy.
Các đơn vị cũng bố trí 173 vị trí chiếu sáng thông dọc các tuyến đường để dẫn hướng xe cứu hỏa đến nơi có hỏa hoạn.
Hệ thống chiếu sáng thoát hiểm khẩn cấp trong tình huống có cháy tại
Nhà trong phố cổ Hội An xuống cấp trầm trọng và nhiều nguy cơ hỏa hoạn - Ảnh: B.D.
Ngoài ra dự án phòng cháy, chữa cháy khu phố cổ Hội An cũng đầu tư số tiền lớn cho hệ thống công nghệ thông tin phục vụ điều hành.
Theo ông Sơn, do trước mắt toàn bộ hệ thống này sẽ giao về cho Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An phụ trách, các đơn vị khác sẽ cùng tham gia phối hợp vận hành. Hệ thống sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2025.
1.400 di tích cổ ở Hội An sẽ an toàn hơn
Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết dự án phòng cháy, chữa cháy 200 tỉ đồng (UBND TP Hội An làm chủ đầu tư) lần này là sự đầu tư cơ bản, lớn nhất cho khâu bảo vệ không gian khu phố cổ trước hỏa hoạn từ trước tới nay.
Hiện tại toàn Hội An có khoảng 1.400 di tích cổ, 70% thuộc về tư nhân. Đa phần các công trình đều có tuổi đời hàng trăm năm, cấu kiện bằng gỗ, hệ thống chữa cháy sơ sài.
"Dự án này chúng tôi theo đuổi, xúc tiến thủ tục suốt 5 năm và qua nhiều bộ ngành, địa phương mới triển khai được.
Do thời điểm sáp nhập cận kề nên các phần việc, hồ sơ phải xong trước mốc 30-6, nên gần đây phố cổ bị đào bới khắp nơi, khách và người dân phàn nàn rất nhiều. Chúng tôi đang đốc thúc làm cả ngày lẫn đêm để sớm hoàn trả lại mặt bằng" - ông Sơn nói.
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/he-thong-chua-chay-200-ti-dong-cho-1400-nha-co-hoi-an-co-gi-dac-biet-a239735.html