Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

nhà ở cho công chức - Ảnh 1.

Nhà khách 71 trên đường Hà Huy Giáp (đối diện Tỉnh ủy Đồng Nai) là 1 trong 5 khu đất có thể cải tạo, sửa chữa để làm chỗ ở cho cán bộ công chức từ Bình Phước qua Đồng Nai làm việc - Ảnh: H.M.

Trong dự thảo này có đề xuất cán bộ, công chức đã có nhà ở (đứng tên riêng) nhưng nhà đó cách nơi làm việc hơn 30km vẫn được mua, thuê mua Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc - Ảnh 2.Đề xuất lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia, thuê nhà ở xã hội cho công chức nơi sáp nhậpĐỌC NGAY

Tỉnh Phú Thọ mới cho biết cần 4.500 căn hộ cho cán bộ lưu trú sau khi sáp nhập ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. 

Nhìn rộng ra cả nước, nhiều tỉnh thành có cán bộ phải chuyển địa bàn làm việc thì có thể cần đến hàng chục nghìn căn nhà, căn hộ.

Nếu Quốc hội chấp thuận thì rất có thể số nhà ở xã hội xây dựng được phải dành phần lớn cho nhóm cán bộ ưu tiên này, bởi từ năm 2021 đến nay cả nước mới hoàn thành được 103 dự án với 66.755 căn hộ.

Như vậy, các tỉnh thành cần phải làm một cuộc điều tra xã hội học một cách bài bản và khoa học nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nhu cầu và hiện trạng của số cán bộ này.

Nghiên cứu sẽ cho biết có bao nhiêu người muốn định cư lâu dài tại trung tâm mới, bao nhiêu người muốn có chỗ ở tạm trong thời gian làm việc rồi hồi hương, bao nhiêu người sẽ về nhà vào cuối tuần, bao nhiêu người sẽ mang gia đình theo, bao nhiêu người độc thân, bao nhiêu trường hợp có kinh tế khá giả hoàn toàn tự lo được nơi ở?

Khi nắm được những thông tin này mới có thể đưa ra những phương án cụ thể và phù hợp, không thể ra một quyết định chung cho tất cả được. Một chính sách tối ưu là được xây dựng từ các thông tin đúng, đủ và chính xác.

Ngoài ra các tỉnh thành có thể hỗ trợ chỗ ở cho cán bộ, công chức ở nhà công vụ hoặc cho thuê với giá ưu đãi.

Một kiến trúc sư ở Hà Nội đề xuất tại các trung tâm mới của các tỉnh nếu có những công sở không dùng được vì không phù hợp thì có thể cải tạo thành nhà ở công vụ.

Loại nhà này đang ở trung tâm tỉnh nên thuận tiện cho việc đi lại, trong khi phần kinh phí bỏ ra cải tạo lại không nhiều như xây mới.

Thêm nữa, trong thời buổi hiện nay đi lại thuận lợi, hạ tầng giao thông ngày một tốt hơn thì 30km không phải là khoảng cách xa đến mức phải ưu tiên.

Hằng ngày có hàng ngàn người dân lao động đi về từ Đồng Nai, Biên Hòa, Long An đến TP.HCM là chuyện thường tình.

Mai này hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM làm một thì TP.HCM (mới) lấy đâu ra quỹ nhà cho hàng ngàn cán bộ, công chức muốn về trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước làm việc?

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc - Ảnh 1.Sáp nhập tỉnh, đề xuất người có nhà riêng cách nơi làm việc hơn 30km được mua nhà ở xã hội

Người được hưởng chính sách đã có nhà ở (đứng tên riêng) nhưng nhà đó cách nơi làm việc hơn 30km vẫn được mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/bai-toan-nha-o-cho-cong-chuc-chuyen-dia-ban-lam-viec-a239681.html