Chạm tới đáy Biển Đỏ, các nhà khoa học có phát hiện lạnh lùng và ảm đạm về cả vũ trụ

Đây là một phát hiện quan trọng có thể mở ra nhiều câu hỏi khác nữa.

Với hầu hết chúng ta, đại dương có vẻ chỉ là những bãi cát, cá và nước mặn vô tận, nhưng với các nhà khoa học, đại dương của chúng ta còn nhiều hơn thế nữa.

Một ví dụ như vậy nằm ở tận đáy Biển Đỏ, khi các nhà nghiên cứu vào năm 2022 đã có một khám phá mang lại hiểu biết có giá trị về lịch sử ban đầu của đại dương. Nghiên cứu được thực hiện bởi sự hợp tác giữa OceanX, Khoa Khoa học biển của Đại học Miami và công ty NEOM của Saudi Arabia.

Chạm tới đáy Biển Đỏ, các nhà khoa học có phát hiện lạnh lùng và ảm đạm về cả vũ trụ- Ảnh 1.

Nằm tại Vịnh Aqaba, nơi giáp ranh với các nước Ai Cập, Israel, Jordan và Ả Rập Xê Út, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra một loạt các hồ nước muối sâu 1.770 mét dưới đáy đại dương.

Các vũng nước muối được tìm thấy ở các vùng trũng dưới đáy biển hình thành nên các vùng sâu của đại dương. Hiện tại, chúng được biết là tồn tại ở ba vùng nước: Vịnh Mexico, Biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Điều làm cho khám phá năm 2022 trở nên quan trọng là các hồ nước muối này được tìm thấy ở "vùng nước nông hơn" của Vịnh Aqaba, một khu vực mà trước đây người ta không nghĩ rằng có thể tồn tại những điều kiện như vậy.

Các hồ nước này được coi là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên hành tinh vì độ mặn cao và hoàn toàn không có oxy. Bất kỳ sinh vật biển nào mạo hiểm đi vào các vùng cấm này đều chết ngay lập tức.

Tuy nhiên, bản thân các hồ nước không hoàn toàn không có sự sống, vì sự sống tổng hợp hóa học có thể sử dụng môi trường độc hại này làm nơi để tạo ra hệ sinh thái riêng của chúng.

Nói một cách đơn giản, khám phá này có ý nghĩa quan trọng vì đây là phát hiện đầu tiên thuộc loại này. Các nhà nghiên cứu tin rằng nó là bằng chứng cho thấy có thể có nhiều hồ nước muối hơn ở các vùng nông hơn.

Sam Purkis, giáo sư đứng đầu và chủ nhiệm Khoa Khoa học Địa chất Biển tại Đại học Miami, cho biết về phát hiện này: "Điều này chỉ ra rằng chúng [các hồ nước muối] có thể tồn tại ở những môi trường khác".

Chạm tới đáy Biển Đỏ, các nhà khoa học có phát hiện lạnh lùng và ảm đạm về cả vũ trụ- Ảnh 2.

Bên dưới Biển Đỏ là những vũng nước chết chóc tuyệt đối

Những phát hiện này cũng là một chỉ báo quan trọng về sự sống trên các hành tinh khác, vì Purkis lưu ý rằng nếu các hồ nước muối là một phần của quá trình phát triển sự sống thì các nhà thiên văn học cần tìm thấy điều tương tự trên các hành tinh khác.

"Để có được môi trường như vậy, cần hoạt động thủy nhiệt", ông nói. "Và nếu muốn có hoạt động thủy nhiệt thì bạn cần kiến tạo mảng. Nếu Trái đất là một trong những hành tinh hiếm hoi có kiến tạo mảng... thì có thể hình dung rằng sự sống trong vũ trụ thực sự rất hiếm. Có lẽ chúng ta là những người duy nhất."

Đây được coi là cách nhìn nhận khá ảm đạm về khả năng có sự sống ngoài Trái đất mà con người đang nỗ lực tìm kiếm.

Nhận định về tầm quan trọng của việc hiểu hành tinh của chúng ta trước khi tìm kiếm những hành tinh khác, ông nói thêm: "Cho đến khi chúng ta hiểu được giới hạn của sự sống trên Trái đất, sẽ rất khó để xác định liệu các hành tinh xa lạ có thể chứa bất kỳ sinh vật sống nào hay không. Phát hiện của chúng tôi về một cộng đồng vi khuẩn phong phú có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt có thể giúp theo dõi giới hạn của sự sống trên Trái đất và có thể được áp dụng để tìm kiếm sự sống ở những nơi khác trong hệ mặt trời của chúng ta và xa hơn nữa."

Nguồn: Ladbible

Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/cham-toi-day-bien-do-cac-nha-khoa-hoc-co-phat-hien-lanh-lung-va-am-dam-ve-ca-vu-tru-a238457.html