Nông trường Sông Hậu từng là điển hình của mô hình nông nghiệp sản xuất lớn ở Hậu Giang - Ảnh tư liệu
Sau 15 năm xây dựng quê hương từ mới bước ra khỏi chiến tranh với nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỉnh dồi dào lương thực cứu đói cho nhiều địa phương qua thời thắt ngặt...
Cần không gian lớn để phát triển
Ngày 24-3-1976, Chính phủ ban hành nghị định sáp nhập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng để lập tỉnh mới với tên gọi Hậu Giang, tỉnh lỵ đặt tại TP Cần Thơ.
Ông Tám Thanh (Lư Văn Điền), nguyên bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, chia sẻ: "Hồi đó, các cán bộ cũng từ kháng chiến mà ra. Mơ ước lớn nhất của chúng tôi là hòa bình,
Cần Thơ là thành phố năng động, phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: TIẾN TRÌNH
Lách cấm vận của Mỹ
Khi đất nước đang ra sức xây dựng lại trên nền đổ nát của chiến tranh, lại phải gánh chịu đòn cấm vận của Mỹ.
Hàng hóa, nông sản sản xuất không có đầu ra. "Lúc đó có một số "làm chui" như ở Hậu Giang cũng phải làm chui. Ví dụ anh Việt Trung, ngày trước ảnh quan hệ với Singapore, làm trứng vịt muối để xuất khẩu.
Nhưng hồi đó phải "xuất chui". Tàu đậu ngoài phao số 0, mình chở trứng vịt ra ngoài đó, lấy tiền mang về. Thậm chí hồi đó mua xe gắn máy cũng bằng cách đó. Nhờ "lách lệnh cấm vận" như thế mà ngân sách mình có nguồn thu.
Trong chiến tranh mình có gian khổ chết chóc, nhưng thời bình lại có gian khổ khác. Mình không có của cải thì không có gì để phục hồi vết thương của chiến tranh", ông Tám Thanh kể gặp vô vàn khó khăn.
Nhiều cán bộ thời kỳ đó kể lại chỉ chuyện đi công tác về cơ sở hay lên tỉnh họp cũng là chuyện khó. Đường sá không có, lại thiếu thông tin liên lạc, nên mới có những chuyện dở khóc dở cười. Như chuyện ông thường vụ tỉnh ủy từ Cần Thơ đi công tác Sóc Trăng. Khi ra xe, vị này mới nhớ còn quên tài liệu, ông xuống xe chạy vô nhà lấy.
Lúc nghe đóng cửa xe, tài xế cứ nghĩ sếp đã lên xe rồi, nên cứ thế mà chạy một mạch xuống Sóc Trăng. Tới nơi mới hay... mất tiêu ông cán bộ. Mọi người nháo nhào lên. Từ Sóc Trăng, các cán bộ mới gọi máy bàn về tỉnh báo cáo. Tỉnh mới cho người đi tìm thì mới biết cán bộ đã bị tài xế bỏ lại mà không hay.
Khó khăn, hạn chế như thế, nhưng Hậu Giang lại là tỉnh làm lương thực khá nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đầu về lương thực. Nhiều người còn nhớ những năm dịch hại, mất mùa, Hậu Giang là cứu cánh cho nhiều tỉnh bạn vượt qua thắt ngặt. Ký ức nhiều cán bộ của Hậu Giang ngày trước còn nhớ hình ảnh mỗi buổi sáng, hàng trăm ghe xuồng từ Bến Tre, Long An, Tiền Giang... đổ xuống mua lương thực để cứu đói. Ghe xuồng đậu đặc một khúc sông Cần Thơ.
Sở dĩ Hậu Giang có lương thực qua đại dịch sâu rầy là nhờ có Trường đại học Cần Thơ. Các cán bộ nông nghiệp cũng lúng túng không biết làm sao để trừ khử dịch hại lúa. Lúc đó, GS Võ Tòng Xuân từ Nhật về, ông hướng dẫn cho cán bộ phương pháp chống dịch bệnh.
Thậm chí, Trường đại học Cần Thơ phải đóng cửa các khoa nông nghiệp, thủy lợi, đưa sinh viên đi cứu lúa cả tháng trời. Lúc đó, quyết tâm Hậu Giang phải đạt 2 triệu tấn lương thực. Khi lãnh đạo tỉnh đề ra quyết tâm với Trung ương, cũng có nhiều ý kiến hoài nghi. Bởi lúc đó sản lượng của cả tỉnh còn chưa đạt tới 1 triệu tấn lúa... Làm sao trong mấy năm nhiệm kỳ phải tăng lên gấp đôi.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vô thăm, ông nói chừng nào Hậu Giang đạt 2 triệu tấn lương thực thì Thủ tướng sẽ vô ăn chén cơm 2 triệu tấn. Tuy nhiên, Hậu Giang dù rất quyết tâm nhưng vẫn không đạt được nhiệm vụ này.
Cho đến khi tách ra Hậu Giang thành Sóc Trăng và Cần Thơ, cộng sản lượng hai tỉnh lại thì lại vượt 2 triệu tấn. Thật ra, kết quả này cũng xuất phát từ tiền đề được lãnh đạo tỉnh Hậu Giang xây dựng trước đó. Mục tiêu "sản xuất lớn" khi nhập tỉnh Hậu Giang coi như đã đạt thành. Lúc đó, hai tỉnh Cần Thơ - Sóc Trăng mời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (lúc này đã nghỉ hưu) vào báo cáo thành quả.
"Thời điểm đó, tôi còn công tác ở huyện Kế Sách. Mình cũng chứng kiến có những quyết tâm của thế hệ lãnh đạo ngày trước. Mấy anh có những quyết sách làm thay đổi cả vùng đất. Cho đến bây giờ, những giá trị đó vẫn được phát huy" - ông Huỳnh Văn Sum, nguyên phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, tâm sự.
Trong hồi ký Làm người là khó, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành kể những năm khó khăn thời bao cấp ông làm bí thư Thành ủy Hải Phòng, đã vào tận hai tỉnh Cửu Long và Hậu Giang (thời kỳ sáp nhập) để tìm mua lương thực.
Tỉnh Cửu Long lúc đó, vùng ruộng lúa Vĩnh Long phải chia sẻ cho vùng khó khăn ở Trà Vinh nên chỉ bán được 1.000 tấn lúa. Riêng tỉnh Hậu Giang thì bán được 2.000 tấn gạo. Số lượng không là gì so với sau này, nhưng ông Đoàn Duy Thành rất mừng trong thời kỳ thiếu thốn lương thực đó.
***********
Những cánh đồng lúa Hậu Giang bị đại dịch rầy nâu "tấn công toàn diện". Trong hoàn cảnh thiếu thuốc, thiếu tiền... nhiều người chỉ lắc đầu "có nước trời cứu".
>> Kỳ tới: Cùng cả nước "xé rào" bước vào thời kỳ đổi mới
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/ky-uc-nhung-lan-tach-nhap-tinh-ky-8-mot-thoi-hau-giang-cuu-doi-lua-gao-cho-cac-tinh-a238074.html