Người dân đến làm các thủ tục về giấy tờ tại UBND phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM (phường 3 vừa mới sáp nhập vô phường 4) - Ảnh: T.T.D.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc sửa
Trên ứng dụng VNeID, người dân đã có thể góp ý về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 - Ảnh: DANH TRỌNG
Đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06, Bộ Công an) cho biết đến nay tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID. Cũng theo số liệu thống kê, tính đến chiều 7-5 đã có 1.762 lượt góp ý của người dân qua ứng dụng VNeID.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) đánh giá việc lấy ý kiến nhân dân trên VNeID là điểm mới trong lần sửa đổi này. Bà Thủy nêu một vấn đề băn khoăn, khi quy định về chuyển tiếp trong dự thảo nghị quyết về chỉ định các chức danh thuộc UBND và HĐND tại các đơn vị hành chính được hình thành sau sắp xếp.
Đây là cơ chế mới, song việc chỉ định cũng là phù hợp vì nhiệm kỳ của HĐND cho đến khi bầu cử nhiệm kỳ tới cũng rất ngắn, việc sắp xếp mang tính quy mô toàn quốc rất lớn, các tỉnh nhập với nhau nhiều nhất tới 3 tỉnh, cấp xã lên tới 5-7 đơn vị cấp xã nhập làm một.
Vì vậy, sự thay đổi rất lớn như vậy sẽ khó có điều kiện theo dõi, đánh giá chính xác năng lực, trình độ, khả năng đảm đương công việc của cán bộ lãnh đạo ở đơn vị hành chính mới.
Về thẩm quyền chỉ định còn có ý kiến băn khoăn, khi quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban của hội đồng nhân dân cấp tỉnh là phù hợp thẩm quyền. Với cấp xã, dự thảo quy định thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban HĐND cấp xã và chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã... đang gây băn khoăn liên quan tới nguyên tắc quản lý hành chính.
Bởi theo quy định của luật, khi HĐND bầu ra chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND thì chủ tịch UBND cấp trên sẽ là người thực hiện thẩm quyền phê chuẩn; với cấp tỉnh thì Thủ tướng phê chuẩn, nhưng với cấp xã giao toàn bộ cho thường trực HĐND là chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý hành chính, khác biệt so với quy định hiện hành. Do đó, kiến nghị các cấp có thẩm quyền quy định lại thẩm quyền chỉ định cho phù hợp.
Đề xuất chỉ định các chức danh lãnh đạo sau khi sáp nhập
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của nghị quyết là từ ngày 1-7. Để kịp thời thể chế các kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy ban đề nghị trong dự thảo nghị quyết cần có quy định chính thức tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và điều khoản chuyển tiếp quy định việc chỉ định các chức danh.
Việc chỉ định đối với các chức danh của HĐND, UBND như chủ tịch, phó chủ tịch và trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội. Việc này thực hiện khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trong năm 2025 và kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021 - 2026 khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện.
Cách thức góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 ra sao?
Trên ứng dụng VNeID, người dân sẽ thực hiện theo các bước gồm: Bước 1, thực hiện đăng nhập ứng dụng VNeID hoặc website https://vneid.gov.vn bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 đang hoạt động.
Bước 2, thực hiện truy cập vào "Tiện ích lấy ý kiến người dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên ứng dụng VNeID".
Bước 3, chọn đọc dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp năm 2013. Bước 4, thực hiện nhập nội dung góp ý và gửi thông tin. Bước cuối cùng, Bộ Công an tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo chung của Chính phủ.
* Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM):
Mở rộng không gian phát triển của các địa phương
Như Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng, chúng ta phải có tầm nhìn xa cả trăm năm, cho nên việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này cũng phải tương quan với chiến lược đổi mới tư duy chiến lược, tầm nhìn đối với mở rộng không gian phát triển của các địa phương.
Từ đó phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong một vùng, tạo khối liên kết thống nhất. Giống như chính quyền TP.HCM mới bao gồm ba địa phương TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện hữu như ba đầu tàu có ba động cơ hỗ trợ với nhau, tạo nên đầu tàu mạnh mẽ.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương trong lần sửa đổi Hiến pháp này phải phù hợp, tương thích với quy mô, với mức độ phân cấp phân quyền mạnh cho các địa phương hiện nay.
* Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM):
Vai trò của MTTQ càng quan trọng
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này khẳng định một lần nữa vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thể hiện ý chí, nguyện vọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Mặt khác, lần này ngoài chức năng thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; còn bổ sung rõ chức năng phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân đến các cơ quan nhà nước. Tức là thay mặt nhân dân làm rõ hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.
Như vậy, nói cách khác, lần sửa đổi Hiến pháp này vai trò của mặt trận càng quan trọng hơn nữa.
Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/sua-hien-phap-2013-tao-nguon-luc-phat-trien-dat-nuoc-a236389.html