Giáo hoàng Francis để lại di sản hy vọng

Tang lễ của Giáo hoàng Francis đánh dấu sự kiện gắn kết của toàn thế giới, với những hy vọng về hòa bình khi các nguyên thủ quốc gia gặp nhau tại Vatican.

Giáo hoàng Francis - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ 2 từ trái) và Tổng thống Donald Trump (thứ 4 từ trái) trong lễ tang Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter ngày 26-4 - Ảnh: AFP

Ngày 26-4, Vatican tổ chức tang lễ cho vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo. Được mệnh danh là giáo hoàng của "những vùng ngoại vi" với những

Chiếc xe chở linh cữu Giáo hoàng về nơi an nghỉ cuối cùng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, Vatican ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Trong một thay đổi lớn khác, các giáo sĩ có mặt tại tang lễ, từ các vị hồng y đến giám mục và linh mục, đều được kêu gọi cùng cử hành lễ an táng. Trước đây, chỉ có các vị hồng y và thượng phụ mới có thể cử hành lễ an táng cho một vị giáo hoàng.

Việc kêu gọi sự tham gia hàng giáo phẩm không phân biệt thứ bậc cho thấy nỗ lực của Giáo hoàng Francis trong việc tạo ra hình ảnh một giáo hội khiêm tốn hơn, ít áp đặt trên dưới hơn.

Giáo hoàng Francis cũng chọn được chôn cất bên ngoài thành Vatican, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Mộ phần của ông cũng không được trang hoàng đặc biệt, chỉ khắc dòng chữ "Franciscus".

Viết trên tờ báo Ý Corriere della Sera, tác giả Aldo Cazzullo nhận định Giáo hoàng Francis - người đầu tiên lấy tên Thánh Francis làm tông hiệu - đã chọn được chôn cất theo gương vị thánh này. Theo tác giả Cazzullo, ngay cả khi qua đời, Giáo hoàng Francis đã chọn tách mình khỏi giáo triều, tách khỏi ý niệm huy hoàng trần thế của một vị giáo hoàng.

Trong bài giảng tại thánh lễ an táng Giáo hoàng, Hồng y Giovanni Re, niên trưởng Hồng y đoàn, nhấn mạnh Đức Francis đã chọn đi theo "con đường hiến thân cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời trần thế".

Giáo hoàng Francis - Ảnh 3.

Dữ liệu: Nghi Vũ - Đồ họa: Tấn Đạt

Gắn kết nhân loại đến cuối cùng

Với chủ đề "Người lữ hành của hy vọng", 2025 là Năm Thánh theo lệ 25 năm một lần của Giáo hội Công giáo.

Trong dịp này, tín hữu Công giáo trên khắp thế giới kỳ vọng họ sẽ có cơ hội hành hương đến Vatican, đi qua Cửa Thánh tại các đền thờ. Và vào một ngày cuối tháng 4, nhiều người trong số họ đã hiện diện ở quảng trường Thánh Peter để đến viếng và tham dự thánh lễ an táng của Giáo hoàng.

Theo ghi nhận của Đài CNN, thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis bất ngờ ghi nhận sự xuất hiện của nhiều người trẻ. Nhiều người trong số họ không theo đạo, nhưng đến tham dự vì ấn tượng với một vị giáo hoàng vì người nghèo và sống đúng với đức tin Kitô giáo.

Phóng viên Motoko Rich của báo New York Times đã có ấn tượng với sự đa dạng của đám đông tại Vatican khi họ còn xếp hàng viếng Giáo hoàng. Theo đó, nhiều người dân địa phương đã đứng lẫn trong hàng cùng hàng ngàn du khách và khách hành hương. 

Đám đông nói nhiều ngôn ngữ khác nhau: tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng

Lễ an táng Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter, Vatican ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Hành trình kết thúc trong yêu thương

Thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis không chỉ là một nghi lễ tôn giáo trang trọng, mà còn là những khoảnh khắc hiếm hoi khi cả thế giới như ngưng đọng trong sự xúc động, cùng hướng ánh mắt, tâm hồn và lòng kính ngưỡng về một con người vĩ đại.

Tại quảng trường Thánh Peter rộng lớn, hơn 250.000 người, từ các nhà lãnh đạo thế giới cho đến những người dân bình thường, đã gác lại mọi khác biệt về màu da, sắc tộc, địa vị, tôn giáo để cùng nhau tiễn biệt một người đã dành trọn cuộc đời cho hòa bình, công lý và tình yêu thương.

Bầu không khí trầm buồn nhưng thiêng liêng bao phủ toàn bộ Vatican. Từng lời kinh, tiếng hát, tiếng chuông ngân vang như gói trọn nỗi tiếc thương và lòng tri ân sâu sắc của nhân loại dành cho vị Giáo hoàng khiêm nhường, đơn sơ nhưng vĩ đại.

Giáo hoàng Francis - Ảnh 4.

Một nghi thức trong lễ an táng Giáo hoàng Francis tại Vatican ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

Nhiều người tham dự tang lễ đã không kìm được nước mắt khi nhớ lại một triều đại Giáo hoàng "khác thường" - một triều đại dành trọn trái tim cho người nghèo, những người bé mọn, những phận đời bị xã hội bỏ quên.

Sự hiện diện của 130 phái đoàn quốc tế, trong đó có hơn 50 nguyên thủ quốc gia và 12 vị quân chủ từ khắp các châu lục, từ những quốc gia phát triển đến những nước đang trên đường đi lên, càng cho thấy sức ảnh hưởng vượt ra ngoài ranh giới địa lý và chính trị của Giáo hoàng Francis. Ngài không chỉ là vị lãnh đạo tinh thần của hơn 1,4 tỉ tín hữu Công giáo, mà còn là biểu tượng toàn cầu của hy vọng, đối thoại và lòng trắc ẩn.

Tang lễ giản dị, với phần mộ nhỏ bé nép mình nơi góc Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, như một lời nhắc dịu dàng về phong cách sống khiêm nhường và gần gũi đã làm nên sức hút đặc biệt của ngài, một sức hút chạm đến cả những tâm hồn ngoài ranh giới Công giáo.

Thánh lễ kết thúc trong sự thinh lặng thiêng liêng, như một lời tạm biệt giản dị nhưng tràn đầy yêu thương gửi đến "Giáo hoàng của người nghèo". Trong khoảnh khắc ấy, cả thế giới dường như đều thừa nhận Giáo hoàng Francis không chỉ để lại một di sản thần học hay những văn kiện giáo lý mà còn để lại một dấu ấn nhân bản sâu đậm - lời mời gọi vĩnh cửu bước đến gần hơn với nhau bằng lòng yêu thương và lòng nhân ái.

Giáo hoàng Francis để lại di sản hy vọng - Ảnh 2.Giáo hoàng Francis nhắn gửi điều cuối cùng thông qua ba bài đọc trong tang lễ

Lúc 13h ngày 26-4 (18h cùng ngày giờ Việt Nam), Giáo hoàng Francis đã được an táng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, kết thúc cuộc đời trần thế của ngài.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.businessinvestmentvn.com/giao-hoang-francis-de-lai-di-san-hy-vong-a234006.html