Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: 'Vắng mợ chợ vẫn đông'?

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng thường được xem là lựa chọn lịch sự. Nhưng với nhiều người điều hành doanh nghiệp, không phải ai im lặng ra đi cũng là người giỏi.

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: 'Vắng mợ chợ vẫn đông'? - Ảnh 1.

Nhiều nhân sự giỏi chọn rời đi vì không cảm thấy được phát triển ở công ty cũ - Ảnh minh họa: AN VI

Bài viết

Nhìn ở góc độ ngược lại, người sếp cũng có nhiều lý do không giữ nhân sự giỏi ở lại - Ảnh: AN VI

Thông báo nghỉ việc bằng email ngắn gọn

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ việc nhân sự giỏi nghỉ việc để phát triển, bạn đọc Minh Hương cho rằng nên nhìn ở góc độ của người lãnh đạo.

"Sếp là người phải chịu trách nhiệm với cả công ty, chứ không đối với một cá nhân nào. Trong công ty phải có người giỏi, người kém và sếp phải cân bằng mọi thứ để thúc đẩy cả một tập thể. Đôi khi chưa đủ điều kiện và thời cơ chín muồi để cho thực hiện ý tưởng của nhân viên giỏi", bạn đọc này phân tích.

Bạn đọc Trần Hữu Thành cho rằng chuyện thay đổi để giữ nhân viên giỏi ở lại không phải lúc nào cũng dễ: “Các bạn hãy làm chủ rồi sẽ biết. Để hoàn hảo là rất khó, phải kiếm đủ tiền để nuôi nhân viên cái đã, sau này công ty đủ lớn rồi mới dám thay đổi theo ý các bạn”.

Ông Nguyễn Hữu Minh, sáng lập và điều hành một công ty công nghệ vừa và nhỏ, quy mô 40 nhân sự hơn 8 năm nay, đã chứng kiến không ít nhân sự giỏi xin nghỉ trong im lặng chỉ bằng một email thông báo ngắn gọn.

Theo ông Minh, trong ngành công nghệ, giỏi chuyên môn là chưa đủ. Làm sản phẩm tích hợp đòi hỏi sự phối hợp liên phòng ban, hiểu người dùng và chịu trách nhiệm chung.

Nhiều bạn làm tốt phần việc cá nhân nhưng dễ nản khi gặp xung đột nội bộ. 

Làm gì để không bị bỏ lại phía sau 'làn sóng sa thải'?ĐỌC NGAY

Nếu thiếu tinh thần đồng hành và không thể chịu đựng va đập tổ chức thì dù giỏi đến đâu cũng khó tiến xa.

"Tôi mong họ đủ bản lĩnh để nói: Chỗ này đang có vấn đề, cần phân bổ lại. Từng có ý kiến khiến tôi thay đổi cả sơ đồ tổ chức, chỉ vì một kỹ sư trẻ dám nói điều tất cả đang lờ đi.

Nếu bạn chọn rời đi trong im lặng vì nghĩ mình vượt khỏi tầm vóc tổ chức thì tiếc thay, bạn có thể là người giỏi, nhưng chưa đủ trách nhiệm.

Chủ doanh nghiệp cần người đồng hành. Không ai trong đội ngũ là hoàn hảo, kể cả tôi. Nhưng tôi trân quý những người dám góp ý, kể cả khó nghe, vì cái chung" - ông Minh bày tỏ.

Theo chị Trần Thanh Hòa - trưởng phòng vận hành tại một doanh nghiệp vận tải hàng hóa,  nhân sự trong ngành logistics, im lặng ra đi là thiếu chuyên nghiệp. 

Người có năng lực trước hết phải hoàn thành phần việc cá nhân và phải nhìn thấy vai trò mình trong cả chuỗi hoạt động, thể hiện ở cách họ kết thúc: rõ ràng, tử tế, có trách nhiệm với những người ở lại và cả công ty.

"Nghỉ trong im lặng đôi khi là thất bại kép"

Anh Lê Phương Nam, giám đốc một công ty thiết kế thi công dân dụng, chia sẻ: "Nghỉ việc là quyền, nhưng nghỉ trong im lặng đôi khi là thất bại kép cho cả người đi lẫn người ở lại".

Anh Nam kể về một kỹ sư giám sát công trình biệt thự nghỉ đột ngột. Không lời cảnh báo, không ghi chú chi tiết các hạng mục còn tồn đọng. Hai tháng sau, công trình gặp sự cố nước ngầm thấm móng.

Phải mất mấy trăm triệu và ba tuần mới xử lý xong. "Nếu cậu ấy chỉ cần nói lại với đội kỹ thuật vài lời, chúng tôi đã không phải làm lại từ đầu" - anh Nam nói.

Nhân sự giỏi nghỉ việc trong im lặng: Có 'vắng chợ mợ vẫn đông'? - Ảnh 4.Đề xuất tăng phạt tiền tới 400 triệu đồng hoặc phạt tù 1-3 năm khi sa thải lao động trái pháp luật

Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền với hành vi sa thải người lao động, buộc công chức, viên chức thôi việc trái pháp luật lên tới 400 triệu đồng hoặc phạt tù 3 năm.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề