
Cán bộ Trung tâm Hành chính công phường Bình Hưng Hòa, TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH
Lãnh đạo nhiều
Cán bộ Trung tâm Hành chính công phường Bình Hưng Hòa, TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH
Lãnh đạo nhiều
Cán bộ Phòng kinh tế, hạ tầng và đô thị hướng dẫn tận tình cho người dân các thủ tục đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập phường tại phường Bình Lợi Trung, TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP
Bổ sung cán bộ chuyên trách cho cấp xã
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ trong bối cảnh vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là công chức cấp xã có năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm là nhiệm vụ then chốt, cấp thiết. Để giải quyết các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, bà Trà đề nghị trước mắt các địa phương tạm thời tăng cường, bổ sung cán bộ chuyên ngành, đặc biệt là các vị trí chuyên sâu đang thiếu hụt.
Đồng thời, địa phương phải khẩn trương rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ cấp xã một cách công khai, dân chủ, đúng quy định. Trên cơ sở đó sắp xếp lại cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ, gắn với việc giữ chân người có năng lực. Bà Trà lưu ý nếu không kịp thời ban hành chính sách phù hợp, đội ngũ cán bộ sẽ chịu nhiều thiệt thòi.
Vì vậy, Bộ Nội vụ dự kiến sớm ban hành nghị định mới, trong đó áp dụng hệ thống KPI để đánh giá cán bộ, công chức. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Cùng với đó, bà Trà cho rằng công tác tư tưởng, động viên, bố trí nơi ăn ở ổn định cho cán bộ khi chuyển về trung tâm hành chính mới cũng phải được quan tâm đúng mức. Các địa phương cần chủ động tham mưu chính sách phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng cấp chính quyền. Ngoài ra, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các đơn vị liên quan để xác định biên chế hợp lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quy mô dân số, diện tích, địa lý và đặc thù từng nơi.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) Nguyễn Quang Dũng cho hay hiện nay nhiều địa phương như Đà Nẵng, Lâm Đồng thiếu cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực như kế toán, công nghệ thông tin, địa chính - xây dựng. Nguyên nhân là do trước đây cán bộ cấp xã chủ yếu đảm nhiệm các công việc hành chính, ít được đào tạo bài bản.
Ông nói Bộ Nội vụ đề xuất các địa phương áp dụng một số giải pháp như luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tỉnh về xã để hỗ trợ trực tiếp, tổ chức đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch tập huấn. Đối với lĩnh vực chuyên sâu như công nghệ thông tin, có thể ký hợp đồng để đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc.
Theo ông Dũng, hiện Bộ Nội vụ đang xây dựng quy định thay thế nghị định 62/2020 về vị trí việc làm và biên chế công chức theo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2025. Trong đó sẽ trao quyền chủ động hơn cho các địa phương trong sử dụng, quản lý công chức phù hợp với thực tiễn. Trong thời gian chờ quy định mới, các địa phương vẫn căn cứ vào nghị định 62, thông tư 12 và các hướng dẫn chuyên ngành để thực hiện.
Bà NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM (phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM):
Kịp thời nắm bắt khó khăn để tháo gỡ
Việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp còn gặp khó khăn trong tổ chức, nhân sự. TP.HCM mới có diện tích rộng hơn, cán bộ, công chức phải đi làm xa, nhưng trụ sở ở một số nơi chưa đảm bảo, dẫn đến tâm lý lo lắng. Việc phân công nhiệm vụ tại một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự đồng bộ, có nơi xảy ra tình trạng thừa - thiếu cục bộ nhân sự.
Với phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý rộng hơn đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng số để đảm bảo chất lượng, hiệu quả tham mưu đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế.
Đây cũng là một thách thức lớn với TP có số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đông và địa bàn rộng, có một số địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, xã đảo nơi điều kiện triển khai còn hạn chế.
Thời gian tới, TP.HCM tiếp tục nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các địa phương khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. Hoàn thành cơ bản phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách theo lộ trình. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn để xem xét, giải quyết cho phù hợp.
TS NGUYỄN TIẾN DĨNH (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ):
Đảm bảo chất lượng đầu vào gắn với sàng lọc
Khi bộ máy chính quyền địa phương còn 2 cấp thì cấp xã, phường, đặc khu có vai trò rất quan trọng. Không chỉ là cấp gần dân, sát với dân nhất mà từ nay còn đảm đương chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền lớn hơn rất nhiều.
Bao gồm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của cấp xã trước đây, cộng với chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện chuyển về với hầu hết các lĩnh vực y tế, giáo dục, các dịch vụ công, cùng nhiều nội dung mới như thẩm quyền cấp "sổ đỏ" lần đầu hay chủ tịch UBND cấp xã còn được bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng... Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đòi hỏi phải có chất lượng.
Còn trong giai đoạn đầu chắc chắn sẽ phát sinh vấn đề khó khăn, vướng mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc này, Trung ương, các bộ, ngành sẽ luôn lắng nghe để tập trung tháo gỡ, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ ở cấp xã vẫn là quan trọng nhất. Không chỉ bảo đảm chất lượng đầu vào, mà trong quá trình vận hành các xã, phường, đặc khu mới, các tỉnh, thành phố cần không ngừng đánh giá, sàng lọc, gắn với đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.