Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức - sự kiện thu hút khoảng 200.000 tín hữu đến tham dự tại quảng trường Thánh Peter.

Giáo hoàng - Ảnh 1.

Giáo hoàng Leo XIV chúc lành cho một em bé trong lúc rẽ qua đám đông trước buổi lễ nhậm chức tại Vatican vào ngày 18-5 - Ảnh: AFP

Trong buổi lễ nhậm chức đầy ý nghĩa, Giáo hoàng Leo XIV đã bày tỏ tâm niệm phục vụ với tinh thần khiêm tốn, tiếp nối truyền thống từ các vị tiền nhiệm.

"Tôi được chọn không phải do công trạng nào. Với tâm tình khiêm tốn, tôi đến với anh chị em như một người trong anh chị em. Mong được phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, cùng bước đi trên con đường tình yêu của Chúa - đấng muốn quy tụ chúng ta thành một gia đình.

Tình yêu và hiệp nhất là hai sứ vụ mà Chúa Jesus đã giao phó cho Thánh Peter... Ước nguyện đầu tiên của tôi là một giáo hội hiệp nhất" - ngài phát biểu trước đông đảo tín hữu.

Truyền thống khiêm nhường

Kể từ năm 1978, khi Giáo hoàng John Paul I từ chối đội vương miện trong lễ nhậm chức và thay bằng dây Pallium, các vị Giáo hoàng sau này đều tiếp nối truyền thống khiêm tốn này.

Buổi lễ không còn mang tính chất của một Giáo hoàng LEO XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường - Ảnh 2.Giáo hoàng Leo XIV nhậm chức, kêu gọi một giáo hội cởi mở và đoàn kếtĐỌC NGAY

Theo truyền thống từ thế kỷ 13, các vị Giáo hoàng sẽ được trao nhẫn Ngư phủ, nhắc nhở về sứ mệnh "lưới người như lưới cá" và nhiệm vụ của một vị Giáo hoàng.

Trong cuộc gặp đầu tiên với Hồng y đoàn sau khi được bầu ngày 8-5, ngài nhấn mạnh rằng từ Thánh Peter đến khi ngài kế vị, Giáo hoàng vẫn là một "người tôi tớ" khiêm tốn của Chúa và anh chị em, không có gì hơn thế.

Vai trò này còn được thể hiện qua chữ ký trên các văn kiện. Sau tông hiệu, Giáo hoàng ký thêm hai chữ viết tắt "PP" (Pastor Pastorum), nghĩa là "mục tử của các vị mục tử".

Trong khi thế giới thường xem vị trí lãnh đạo gắn với quyền lực, cụm "PP" nhắc nhở rằng chức vụ cao nhất của Giáo hội về bản chất là một chức vụ của tình yêu, phục vụ và tình phụ tử - một người bước đi cùng các tín hữu, chứ không phải ở trên họ.

Gần gũi với tín hữu

Trước buổi lễ, Giáo hoàng Leo XIV đã rẽ qua đám đông trên chiếc Popemobile để tiến vào quảng trường Thánh Peter, nơi có khoảng 200.000 người tham dự theo ước tính của Vatican.

Trong một cử chỉ gần gũi, ngài đưa tay chào những tín hữu đang chờ đợi và dừng lại ban phước lành cho những trẻ nhỏ được mang đến gần ngài.

Năm 1963, Giáo hoàng Paul IV đã bán chiếc vương miện làm bằng vàng và đá quý để quyên góp cho người nghèo. Kể từ đó, các vị Giáo hoàng khi nhậm chức không còn nhận vương miện như biểu tượng cho chức vị, mà thay bằng dây Pallium đơn sơ hơn.

Dây Pallium là một mảnh vải nhỏ đặt trên vai Giáo hoàng, làm bằng lông cừu, thêu sáu hình thánh giá màu đen và được cố định bằng ba chiếc ghim - gợi nhớ đến những chiếc đinh đã đóng Chúa Jesus vào thập giá.

Chiếc dây này diễn tả ách của Thiên Chúa trao cho mỗi vị mục tử, đồng thời gợi lên hình ảnh người mục tử vác chiên trên vai và nhiệm vụ đi tìm con chiên lạc.

Trong bài giảng tại lễ nhậm chức, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi "tình yêu và sự hợp nhất" như tầm nhìn của ngài dành cho Giáo hội. Ngài nhấn mạnh thẩm quyền của Giáo hội Công giáo phải bắt đầu từ đức bác ái, không phải bằng "tuyên truyền tôn giáo hay bằng các phương thức quyền lực".

Ngài thúc giục Giáo hội hợp nhất chào đón tất cả mọi người, coi trọng sự đa dạng và bác bỏ thù hận và chia rẽ, hướng đến sứ mệnh của Thánh Peter về việc "yêu thương nhiều hơn".

Hồng y Luis Antonio Tagle từ Philippines nhận định trong một cuộc phỏng vấn với trang Vatican News rằng xuất thân đa văn hóa của Giáo hoàng Leo XIV sẽ hỗ trợ ngài trong công việc và mang lại lợi ích cho Giáo hội: "Người dân châu Á yêu mến Giáo hoàng vì ngài là một vị Giáo hoàng, dù ngài đến từ quốc gia nào.

Ngài không chỉ được người Công giáo yêu mến mà còn được các Kitô hữu khác, những người theo các tôn giáo ngoài Kitô giáo, yêu mến".

Vatican có thể là nơi đàm phán hòa bình

Vatican thông báo Giáo hoàng Leo XIV sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 18-5.

Nhân dịp tham dự lễ nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã gặp Hồng y Matteo Zuppi, đặc phái viên hòa bình của Vatican, vào ngày 17-5 để thảo luận về việc chấm dứt chiến sự tại Ukraine.

Ông Rubio bày tỏ lòng biết ơn với Tòa thánh về sự sẵn sàng tham gia tiến trình hòa bình và cho rằng Vatican có thể là địa điểm tiềm năng cho các cuộc đàm phán Nga - Ukraine.

Giáo hoàng LEO XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường - Ảnh 2.Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Theo Hãng tin Fox News ngày 17-5, Giáo hoàng Leo XIV cuối tuần này đã khẳng định gia đình phải được xây dựng trên “sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ” trong buổi gặp gỡ với đoàn ngoại giao Vatican.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề