Đột phá phát triển từ công nghệ số

Quốc hội đang thảo luận để thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia, trong đó có công nghiệp bán dẫn, AI.

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 1.

Sản xuất chip tại Nhà máy Intel Products Việt Nam - Ảnh: Intel cung cấp

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Xuân Hoài, phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Tài chính, nhận định vướng mắc lâu nay với các

Nhân viên làm việc tại Nhà máy Intel Products Việt Nam - Ảnh: Intel cung cấp

* Vậy trong 4 trụ cột ông vừa nói, đến nay chúng ta đã làm được gì?

- Chính phủ, Thủ tướng, các bộ và NIC đang tạo ra những không gian phát triển công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, AI như hình thành các trung tâm dữ liệu lớn của Viettel, VNPT, CMC, các khu sản xuất thử nghiệm, vườn ươm, trung tâm ươm tạo phát triển AI, bán dẫn đang đặt tại trụ sở NIC. Đây chính là những hạ tầng tốt cho phát triển công nghiệp bán dẫn, AI.

Đồng thời, Chính phủ cũng đang thực hiện chương trình đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, AI, trong đó có đầu tư phòng thí nghiệm cho các trường đại học trọng điểm, các cơ quan tổ chức phát triển nguồn nhân lực bán dẫn, AI. Chúng ta đang dần đồng bộ hạ tầng cho phát triển công nghiệp bán dẫn, AI.

Cần một chiến lược tổng thể về chip bán dẫnChính phủ đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Về nguồn nhân lực, chúng ta đã đẩy nhanh, mạnh hơn việc đào tạo nhân lực bán dẫn, AI trong 2 - 3 năm vừa qua thông qua mô hình liên kết nhà trường - nhà nước - doanh nghiệp. 

Đặc biệt, với sự tham gia của các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài như Cadence, Intel, Qorvo, Marvell, FPT, Viettel và các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa, Đại học Giao thông vận tải, Học viện Bưu chính viễn thông.

Với vai trò của mình NIC đã kết nối các bên liên quan và phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ để triển khai đạo luật chip để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, AI trong nước. Đồng thời, NIC cũng phối hợp với các bên liên quan để cung cấp các suất học bổng tại Đài Loan, Nhật Bản cho sinh viên, giảng viên trong nước.

Việc đào tạo nhân lực bán dẫn, AI cần đẩy nhanh hơn, thúc đẩy liên kết chặt chẽ thực chất giữa nhà trường - nhà nước - doanh nghiệp để có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn làm chủ được công nghệ phải có con người giỏi thực sự.

Việc thiết lập nền tảng pháp lý cho phát triển công nghiệp, công nghệ số, trong đó có công nghiệp bán dẫn (sản xuất chip bán dẫn) và AI là điều kiện tiên quyết để chúng ta có được một hệ sinh thái công nghiệp, công nghệ số trong tương lai.
Ông VÕ XUÂN HOÀI (phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - Bộ Tài chính)

Cơ hội Việt Nam rất lớn

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 3.

* Việt Nam đầu tư vào bán dẫn, AI thì các nước họ cũng làm, trong cuộc đua phát triển những ngành công nghệ mới chúng ta có lợi thế gì, thưa ông?

- Nếu không làm thì không bao giờ tới được đích cả nên chỉ có làm, làm quyết liệt thì mới đạt mục tiêu.

Chúng ta lại có nhiều lợi thế có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất ngành công nghiệp bán dẫn, AI toàn cầu.

Thứ nhất là vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở trung tâm châu Á, xung quanh chúng ta có một hệ sinh thái của ngành công nghiệp bán dẫn đầy đủ, từ thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử.

Thứ hai là đối tượng tiêu dùng cuối cùng của ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử đặt ở Việt Nam, Trung Quốc, các nước xung quanh rất nhiều.

Tại Việt Nam có Foxconn, Apple, Samsung, LG... nên thị trường đầu ra con chip rất lớn.

Thứ ba xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam thời gian qua rất rõ nhờ sự ổn định chính trị, hợp tác quốc tế thuận lợi.

Việt Nam cũng có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia dẫn đầu về công nghiệp công nghệ số.

Thứ tư là nguồn nhân lực của Việt Nam có nền tảng STEM khá tốt nên tham gia vào các ngành công nghiệp bán dẫn, AI khá thuận lợi.

Ngoài ra Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Tài chính soạn thảo một luật sửa nhiều luật để khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào công nghiệp bán dẫn, AI. Mới đây, Chính phủ cũng ban hành nghị quyết 97 với nhiều cơ chế vượt trội, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bán dẫn, AI.

Tổng hòa các lợi thế, cùng sự quyết tâm của Chính phủ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia thì lợi thế của Việt Nam là rất lớn, tiến tới làm chủ các lĩnh vực công nghệ mới.

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 4.

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Ảnh: ĐỨC ANH

* Yếu tố quan trọng với phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là vốn lớn. Đây là những vấn đề dù mong muốn cũng không thể có ngay được, cần thời gian đầu tư, vậy theo ông cần giải quyết thế nào?

- Đối với doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp bán dẫn, AI cần xác định đây là ngành công nghiệp lâu dài, mang lại giá trị cho quốc gia, chứ không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp phải đầu tư dài hạn, Nhà nước cũng phải tạo cơ chế về vốn tốt để doanh nghiệp có thể đầu tư vì mục đích lâu dài cho cả doanh nghiệp, đất nước.

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 5.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dành một chương để quy định về tài sản số, trong đó có tiền số là bước tiến về mặt tư tưởng phát triển.

Theo đó, chúng ta thừa nhận các loại hình tài sản mới trên môi trường số, thực tế tiền số đã phổ biến ở nhiều nước, dù có một số nước chưa thừa nhận thì người dân vẫn đầu tư vào tiền số trong nhiều năm qua.

Ban hành một khung pháp lý thừa nhận tiền số sẽ bảo đảm an toàn pháp lý cho những người sở hữu tiền số, đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi hơn trong việc chống tội phạm rửa tiền, các loại tội phạm khác như tham nhũng, buôn lậu đang che giấu tài sản bằng tiền số.

Nếu chúng ta không thừa nhận tiền số sẽ không quản lý được, nhiều loại tài sản phi pháp, tài sản nhờ tham nhũng mà có sẽ được chuyển sang dạng tiền số để tẩu tán ra nước ngoài.

Hơn nữa, đằng sau các đồng tiền số là các công nghệ liên quan đến công nghệ chuỗi khối, một loại công nghệ mới trên thế giới. Hợp pháp hóa tài sản số, đồng tiền số cũng cho thấy Việt Nam đã cởi mở, chấp nhận những công nghệ mới, thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ phát triển.

Cần nguồn điện lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn

Với nguồn điện, thời gian qua Chính phủ đã đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện Bắc - Nam nhưng với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như NVIDIA, Meta, Apple, Samsung, Intel... đang chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam thì cần chuẩn bị, đầu tư nguồn điện ngay từ bây giờ.

Bởi năng lượng luôn là yếu tố tiên quyết để phát triển các ngành công nghệ số, đặc biệt ngành bán dẫn, AI cần một lượng điện vô cùng lớn cho sản xuất. Nên chúng ta cần tính toán để 2 - 3 năm tới phải quy hoạch các khu vực tập trung phát triển bán dẫn, AI để ưu tiền nguồn điện.

Chẳng hạn phía Bắc chúng ta quy hoạch tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, phía Nam chúng ta quy hoạch tại Bình Dương, Đồng Nai thì cần quy hoạch, ưu tiên nguồn điện sạch cho các khu vực này, trong ngắn hạn có thể lấy chỗ này vá chỗ kia nhưng trong 5 - 8 năm tới phải đầu tư thêm các nhà máy điện sạch mới cho công nghiệp bán dẫn, AI.

Phải tạo được động lực cho doanh nghiệp

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 6.

Kỹ sư cơ khí năng lượng Nguyễn Hoàng Tuấn (Công ty Real-time Robotics Việt Nam) thiết kế pin máy bay điều khiển từ xa phục vụ nông nghiệp - Ảnh: TỰ TRUNG

Để có hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn, AI thì phải có doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực này, trước hết là doanh nghiệp trong nước, sau đó là doanh nghiệp FDI.

Theo ông Võ Xuân Hoài - phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Tài chính, cần một cơ chế rất cụ thể để các doanh nghiệp FDI chỉ tham gia vào công đoạn sản xuất công nghệ cao, phần thượng nguồn chuỗi cung ứng, đồng thời phải có cơ chế hỗ trợ đủ mạnh để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, AI.

Chúng ta hỗ trợ để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia khâu thiết kế chip (khâu có giá trị cao nhất trong ngành bán dẫn) hoặc tham gia khâu đóng gói kiểm thử tiên tiến. Đồng thời phải thúc đẩy để doanh nghiệp Việt làm chủ khâu thiết kế chip, sở hữu trí tuệ. Điều này giúp doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, thoát khỏi kiếp gia công thuê.

Với chính sách phát triển bán dẫn, AI, trong dự thảo luật đã đưa ra nhiều chính sách vượt trội, đóng vai trò bản lề, tạo bứt phá về công nghệ số trong thời gian tới.

Cụ thể, điều 15 dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số về thúc đẩy nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đã quy định các khoản chi của doanh nghiệp cho nghiên cứu và phát triển được tính vào khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 200% chi thực tế với doanh nghiệp trong nước, với doanh nghiệp FDI được tính bằng 300% chi phí thực tế.

Các doanh nghiệp này cũng được Nhà nước hỗ trợ 10% tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị.

Hay điều 29 dự thảo luật về hỗ trợ, ưu đãi đầu tư với sản xuất, cung cấp dịch vụ công nghiệp công nghệ số thì các dự án sản xuất công nghệ số trọng điểm, dự án ươm tạo nghiên cứu và phát triển về bán dẫn, AI đều thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Luật Đầu tư.

Điều 49 dự thảo luật cũng quy định các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, sản xuất sản phẩm phụ trợ phục vụ đóng gói, kiểm thử chip sẽ được hỗ trợ 20% kinh phí mua công nghệ, đổi mới công nghệ để phục vụ sản xuất.

Những yếu tố này sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, AI.

Hoàn thiện luật càng sớm càng tốt

Hầu hết các vị đại biểu Quốc hội đều mong muốn thông qua dự Luật Công nghiệp công nghệ số càng sớm càng tốt nhưng phải đảm bảo khung pháp lý và tạo được sự phát triển đột phá cho công nghệ số.

* Đại biểu TRẦN ANH TUẤN (TP.HCM):

Đề xuất bổ sung khấu trừ thuế cho đầu tư R&D công nghệ số

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 5.

Dự Luật Công nghiệp công nghệ số đưa ra nhiều quy định về chính sách ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm việc miễn giảm thuế, hỗ trợ về vốn đầu tư, các khoản chi phí liên quan đến công nghệ và nghiên cứu phát triển.

Để hoàn thiện, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tôi cho rằng cần quy định cụ thể tỉ lệ chi ngân sách tối thiểu (hiện đã nêu 3%) và các tiêu chí phân bổ để đảm bảo công bằng giữa các địa phương, tránh tình trạng dồn lực cho một số khu vực trung tâm.

Bổ sung cơ chế khuyến khích đầu tư tư nhân - ví dụ như khấu trừ thuế cho đầu tư R&D công nghệ số; hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm nhà nước - tư nhân.

Đồng thời, cần quy định rõ hơn về cơ chế giám sát rủi ro và bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, dữ liệu cá nhân, trí tuệ nhân tạo. Có thể học hỏi mô hình "sandbox" của Singapore hoặc Anh...

* Đại biểu PHẠM TRỌNG NGHĨA (đoàn Lạng Sơn):

Cần chính sách đột phá để thu hút nhân tài

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 6.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới vào năm 2023, nhu cầu nhân sự công nghệ số toàn cầu sẽ tăng lên 149 triệu vào năm 2030.

Ở Việt Nam theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đến kỳ họp thứ 8 thì mục tiêu đến năm 2030 đạt 1,8 triệu lao động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.

Dự Luật Công nghiệp công nghệ số đã đưa ra một số ưu đãi nhằm đào tạo và thu hút nhân lực cho công nghiệp công nghệ số thông qua các chính sách như hỗ trợ học bổng, thu hút chuyên gia nước ngoài, trọng dụng nhân tài.

Nhưng chính sách này cần phải đột phá hơn nữa vì việc thu hút nhân lực, nhất là tài năng công nghệ số, đòi hỏi cạnh tranh quốc tế rất cao, để thu hút được nhân tài quốc tế và tránh việc chảy máu nhân tài trong nước thì các chính sách ưu đãi phải vượt trội, đặc thù, đặc biệt như nghị quyết số 57 đã xác định. Đồng thời các chính sách này phải đủ sức cạnh tranh với các quốc gia khác.

Về trí tuệ nhân tạo, dự luật quy định 4 loại hệ thống trí tuệ nhân tạo, như vậy hệ thống trí tuệ nhân tạo vừa được phân chia theo tiêu chí, mức độ rủi ro vừa được phân chia theo tiêu chí tác động lớn. Tuy nhiên, việc phân chia cần được xác định theo một tiêu chí để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp.

Do đó, đề nghị tham khảo cách thức phân chia theo 4 mức độ rủi ro trong đạo luật về trí tuệ nhân tạo năm 2024 của Liên minh châu Âu để hoàn thiện dự án luật, đó là mức 1 rủi ro không thể chấp nhận là cấm hoàn toàn, mức 2 là rủi ro cao là quy định nghiêm ngặt, mức 3 rủi ro hạn chế là yêu cầu minh bạch và mức 4 là rủi ro thấp thì cho tự do phát triển.

* Đại biểu TRẦN VĂN KHẢI (phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội):

Cần mở rộng phạm vi "sandbox" cho mọi sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 7.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy không quản được thì cấm, mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thí điểm có kiểm soát.

Dự thảo đã có bước tiến quan trọng với quy định cơ chế thử nghiệm nhưng phạm vi thử nghiệm còn quá hẹp, bỏ sót một số đối tượng hoặc nhiều đối tượng trong đổi mới sáng tạo, đồng thời liệt kê nhiều hành vi bị cấm rất chung chung ở điều 12 và đặt thêm một số điều kiện kinh doanh.

Cách quản lý quá thận trọng như vậy sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại Việt Nam.

Đối với nội dung này tôi kiến nghị mở rộng phạm vi "sandbox" cho mọi sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới chưa được pháp luật điều chỉnh, đơn giản hóa thủ tục phê duyệt thử nghiệm và lược bỏ các quy định cấm, điều kiện không thực sự cần thiết.

Đồng thời, cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm những công nghệ, mô hình mới, chưa có luật điều chỉnh có thể báo cáo Quốc hội sau, nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội phát triển. Đây là nội dung thứ nhất trong nghị quyết 57, tôi thấy rằng nếu được như thế thì sẽ tốt hơn và luật của chúng ta sẽ có tuổi thọ tốt hơn.

Đột phá phát triển từ công nghệ số - Ảnh 10.Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số

Trong thời đại kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo, đội ngũ trí thức Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong trong sáng tạo tri thức, định hình chính sách và dẫn dắt phát triển bền vững.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề