Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...
Bát nháo hoạt động bán hàng của các nghệ sĩ, TikToker, Youtuber... - Ảnh chụp màn hình
Chúng tôi phải nói chuyện trước ống kính liên tục 2 - 3 tiếng. Niềm vui là qua các phiên livestream như vậy, doanh số bán khá tốt. Và công ty tôi vì vậy vẫn đang tổ chức đều đặn các phiên livestream bán sách.
Mô hình Bán hàng livestream, đã qua thời 'đẩy cảm xúc khách lên thật cao, cảm xúc lên thì lý trí đi xuống'?
Người nổi tiếng, nghệ sĩ và các KOL (Key Opinion Leader) được các doanh nghiệp săn đón, mời chào để xuất hiện trong các phiên livestream bán hàng. Các phiên livestream đã trở thành kênh tiếp thị hiệu quả, thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, qua những vụ việc vừa bị phanh phui gần đây cho thấy lòng tin của người tiêu dùng đã bị lợi dụng. Đã có những người nổi tiếng quảng bá cho những sản phẩm "dỏm": mỹ phẩm chưa được kiểm định, thực phẩm chức năng bị thổi phồng công dụng...
Người tiêu dùng vì tin tưởng, yêu mến người nổi tiếng nên dễ dàng "chốt đơn" mà không cần tìm hiểu kỹ. Để rồi khi phát hiện bị lừa, họ không chỉ mất tiền mà còn mất đi cảm giác an toàn trong lựa chọn tiêu dùng.
Gốc rễ của vấn đề không chỉ nằm ở cá nhân KOL, mà là bức tranh toàn cảnh gồm ba phần: nền tảng, người nổi tiếng và chính người tiêu dùng.
Nhiều nền tảng thương mại điện tử hiện nay chạy theo tương tác và lượt xem nên thường ưu tiên đẩy những livestream có nhiều người xem lên xu hướng, bất chấp nội dung.
Quy trình xác minh nguồn gốc hàng hóa còn lỏng lẻo khiến hàng giả, hàng nhái có thể dễ dàng được bán trên sàn. Trong khi đó chế tài, xử phạt vẫn chưa đủ mạnh để răn đe, chủ yếu dừng ở việc tạm khóa tài khoản hoặc yêu cầu gỡ nội dung vi phạm.
Về phía người nổi tiếng, có không ít người vì chạy theo tiền hoa hồng đã quảng bá, tô hồng mà không thực sự kiểm chứng sản phẩm. Nhiều KOL chỉ lập lại theo kịch bản có sẵn, hoặc thậm chí thổi phồng doanh số để tạo hiệu ứng đám đông. Khi bị phát hiện, lời xin lỗi thường chỉ là cách xoa dịu dư luận tạm thời.
Người tiêu dùng cũng góp phần tạo nên tình trạng KOL quảng bá gian dối. Tâm lý "người đó dùng thì chắc là tốt" khiến nhiều người bỏ qua bước tìm hiểu kỹ về sản phẩm, giấy tờ kiểm định hay nguồn gốc xuất xứ.
Hệ lụy để lại là không nhỏ: mất tiền, thậm chí gặp nguy cơ về sức khỏe nếu sản phẩm là thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm kém chất lượng. Nhưng tổn thất lớn hơn là niềm tin bị mất đi, ngay cả những thương hiệu làm ăn chân chính cũng sẽ bị nghi ngờ.
Đối với các KOL và nghệ sĩ, hành vi quảng cáo sai sự thật làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín cá nhân và bị các doanh nghiệp chân chính tẩy chay.
Sâu xa hơn, môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng xấu. Khi hàng giả, hàng kém chất lượng được bán "ầm ầm" trên sóng livestream, các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc sẽ bị lép vế. Thị trường trở nên thiếu minh bạch, thất thu thuế và mất động lực cạnh tranh công bằng.
Giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần một cái nhìn toàn diện và hành động từ nhiều phía.
Về mặt pháp lý, Nhà nước cần sửa đổi các quy định liên quan quảng cáo, yêu cầu người nổi tiếng chỉ được quảng bá khi đã sử dụng sản phẩm và xác nhận thông tin là quảng cáo thương mại. Chế tài cũng cần được nâng lên mức đủ sức răn đe, kể cả xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Các nền tảng thương mại điện tử cần tăng cường trách nhiệm của mình trong việc kiểm duyệt nội dung và hàng hóa. Việc áp dụng công nghệ phát hiện nội dung đáng nghi và nhãn "đã kiểm chứng" cho sản phẩm sẽ giúp hạn chế tình trạng quảng bá sản phẩm gian dối.
Cuối cùng người tiêu dùng cần tỉnh táo hơn, không chạy theo tâm lý đám đông.
Việc kiểm tra nguồn gốc, đọc kỹ thông tin sản phẩm và ưu tiên các thương hiệu uy tín sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Người tiêu dùng cần đặt câu hỏi "Liệu sản phẩm này có đáng tin?" trước khi nhấn nút "chốt đơn".
TP.HCM mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho KOL bán hàng trên mạng
Hơn 100 KOL đăng ký lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng trên mạng do Trung tâm Báo chí TP.HCM phối hợp với Công an TP, Cục Thuế TP, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm tổ chức.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phê bình UBND quận Hà Đông đã chậm trễ, xử lý không dứt điểm nội dung phản ánh vi phạm trên địa bàn quản lý đã được UBND thành phố giao nhiệm vụ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.
Gần như duy nhất Tesla ghi nhận doanh số xe điện giảm tại châu Âu. Cái tên chủ lực doanh số Model Y cũng gặp khó khăn, lượng tiêu thụ giảm hơn một nửa.
Sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến kính viếng, chia buồn cùng gia đình đồng chí Trần Đức Lương.
Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay, đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.
Mới đây, A05 đã phát hiện ra 3 cơ quan báo chí lớn của Việt Nam bị tấn công mạng. Nếu những sự việc này không bị phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả khó lường.