Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt 'đến giờ này cũng đã muộn'
16:13 09/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu quan điểm đáng lẽ cần đánh thuế với nước ngọt sớm hơn và đến giờ phút này cũng đã muộn.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 9-5, nội dung liên quan bổ sung nước giải khát có đường (nước ngọt) trên 5g/100ml vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhận nhiều ý kiến của đại biểu khi thảo luận về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Với mặt hàng này,
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - Ảnh: GIA HÂN
Đánh thuế với nước giải khát có đường là lựa chọn chiến lược
Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) lại cho rằng việc áp thuế với nước giải khát có đường không chỉ là chính sách thuế, mà còn là lựa chọn chiến lược của các quốc gia có trách nhiệm.
Ông dẫn chứng Thái Lan áp thuế từ năm 2017, Philippines, Malaysia thu hàng tỉ USD thuế từ đồ uống này và giảm tỉ lệ bệnh tật, Brunei nhỏ hơn cũng áp thuế cao hơn Việt Nam.
Đồng thời dẫn lại các số liệu mắc bệnh tim mạch, tiểu đường ở Việt Nam, tình hình tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam...
"Chúng ta mới chỉ bàn và chỉ bàn theo hướng đạt "3 nhất" so với khu vực là bước thuế thấp nhất, tác động ít nhất tới bán lẻ và giảm ít nhất với người sử dụng. Nếu hôm nay không hành động, ngày mai chúng ta sẽ phải trả giá bằng ngân sách chi cho chăm sóc sức khỏe", ông nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bày tỏ nhất trí cao với việc bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này trước tiên không chỉ nhằm tăng thu ngân sách, mà trước hết là để định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến sản phẩm theo hướng lành mạnh hơn.
Nhiều quốc gia như Thái Lan, Philippines, Anh, Mexico… đã áp dụng thuế đối với đồ uống có đường và đạt được kết quả tích cực giảm tiêu dùng sản phẩm có đường cao, tăng nhận thức về dinh dưỡng, đồng thời tạo nguồn lực tài chính cho các chương trình y tế dự phòng.
Bà đề nghị cần quy định rõ ràng về ngưỡng đường từ 5g/100ml trở lên theo tiêu chuẩn Việt Nam là cần thiết để tạo sự minh bạch, tránh áp dụng tràn lan đối với các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa, nước trái cây nguyên chất không đường bổ sung.
"Điều này giúp chính sách thuế hướng trúng vào nhóm sản phẩm cần điều chỉnh mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành sản xuất thực phẩm lành mạnh", bà Nga nêu.
Đáng lẽ cần đánh thuế sớm hơn
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nói khi xây dựng dự luật có nhiều ý kiến về việc đánh thuế với nước ngọt có đường, chia thành 2 luồng.
Trong đó một luồng đặt vấn đề đã cần thiết đánh thuế chưa, và ngược lại có luồng ý kiến cho rằng "đánh thuế càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt". Vì thế đây là điều rất khó với cơ quan soạn thảo, thẩm tra.
Ông cho biết có những căn cứ rất rõ ràng để cân nhắc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường trên 5g/100ml.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo Việt Nam là 1 trong những nước tiêu thụ nước có đường ngày càng lớn, dẫn đến nguy cơ béo phì.
Thống kê tiêu thụ 46,5% đường tự do/1 ngày, phần lớn đến từ nước giải khát có đường và đây là nguyên nhân gây béo phì thừa cân. WHO khuyến nghị tất cả các nước, trong đó có Việt Nam áp thuế tiêu thụ đặc biệt tối thiểu 20%.
Ông thông tin có 107 nước đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng này, và ở ASEAN có 7/11 nước đánh thuế.
"Từ thực tiễn thế giới và thực trạng của Việt Nam, cá nhân tôi nghĩ rằng đáng nhẽ phải đánh thuế sớm hơn, đến giờ phút này chúng ta cũng đã muộn rồi. Không thể để thế hệ con em của chúng ta đến lúc béo phì, đến lúc bệnh rồi chúng ta mới bàn", ông Thắng nói.
Theo bộ trưởng, mức thuế đã được tiếp thu theo hướng sẽ giãn thời hạn áp và lộ trình năm 2027 là 8% và năm 2028 là 10%. Cơ quan soạn thảo sẽ rà soát để xem những gì sẽ áp từ 1-1-2026 và mặt hàng nào lùi sang năm 2027, tránh cú sốc với các doanh nghiệp.
Ông dẫn lại quy định hiện hành và nhấn mạnh nước dừa sẽ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đại biểu: Xăng là mặt hàng thiết yếu, không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Đại biểu Nguyễn Trường Giang chỉ rõ xăng là mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân, đầu vào của nhiều ngành sản xuất, vì vậy không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Từ ngày 1/7, mức lương cao nhất 70 triệu đồng/tháng được áp dụng đối với các chuyên gia tư vấn có bằng đại học, có chuyên môn được đào tạo phù hợp và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên.
TPO - Mặc dù thời tiết chiều tối 7/5 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM xảy ra mưa to và có sự biến đổi đột ngột của gió ngang gây bất lợi cho việc hạ cánh thông thường, nhưng chuyến bay VJ1149 Hà Nội - TPHCM đã hạ cánh an toàn, theo đúng quy trình.
Chiều nay (14/5), đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung tá Phạm Khắc Giang dẫn đầu, đã diễu hành qua Quảng Trường Đỏ trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít tại Nga.
Gần 80% nhà đất TP.HCM được gỡ vướng mắc cấp sổ hồng TP.HCM đã tháo gỡ hơn 78% hồ sơ vướng mắc cấp sổ hồng cho nhà ở thương mại, nhưng vẫn còn hàng nghìn nhà ở thương mại "mắc...
Đại tướng Lương Tam Quang cho biết, trong 7 tháng qua, Bộ Công an đã phát hiện 512 vụ tham nhũng với 1.057 đối tượng, cùng 2.847 vụ vi phạm quản lý kinh tế.