70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình
00:30 17/05/2025
Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, cùng Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hồ sơ, kỷ vật cho thân nhân cán bộ tập kết ra Bắc tại lễ kỷ niệm - Ảnh: TẤN LỰC
Chuyến tàu cuối cùng ngày 16-5 năm ấy đã khép lại hành trình 300 ngày tập kết chuyển quân tại bến cảng Quy Nhơn, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.
Sự kiện quan trọng của cách mạng Việt Nam
Đêm 16-5,
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương - Ảnh: TẤN LỰC
Bối cảnh là sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, Bình Định được chọn làm khu vực 300 ngày và cảng Quy Nhơn là địa điểm đưa các lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị Liên khu V ra miền Bắc tập kết.
Ngày 16-5-1955, chuyến tàu cuối cùng từ cảng Quy Nhơn đưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và những người con Liên khu V tập kết ra Bắc, hoàn thành việc chuyển quân.
Tại miền Bắc, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam không ngừng nỗ lực học tập, lao động sản xuất, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhiều người trong số đó đã trở lại quê hương, cùng chiến đấu giải phóng quê nhà, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Không ít người được Đảng, Nhà nước đào tạo đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và các địa phương.
Họ là các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, nhà giáo, bác sĩ, nhà khoa học, doanh nhân thành đạt, văn nghệ sĩ tên tuổi… đã và đang cống hiến cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trao bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với cảng Quy Nhơn - địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc - Ảnh: TẤN LỰC
Tại sự kiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với cảng Quy Nhơn - địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc - cho chính quyền tỉnh Bình Định.
Những nghĩa tình sâu nặng trao gửi đồng bào miền Nam
Ôn lại lịch sử, ông Hồ Quốc Dũng - bí thư Tỉnh ủy Bình Định - nói rằng trong 300 ngày tập kết chuyển quân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã thực thi sứ mệnh lịch sử bằng tất cả trách nhiệm, quyết tâm cao nhất và nghĩa tình sâu nặng.
Qua 300 ngày, Bình Định đã đón tiếp, giúp đỡ, tiễn đưa hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh trong khu vực tập kết ra miền Bắc theo kế hoạch.
"Từng đó cũng là thời gian quê hương Bình Định chứng kiến biết bao sự hy sinh thầm lặng, bao cuộc chia ly đầy xúc động với những cái ôm nghẹn ngào, những nụ hôn đầy lưu luyến.
Hình ảnh con nhỏ tiễn cha, vợ tiễn chồng, mẹ già tiễn con lên đường… với bao lời ước hẹn trong nước mắt và tiếng còi tàu trên bến cảng Quy Nhơn mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất, xúc động nhất và đáng trân quý nhất", ông Dũng nói.
Xúc động cùng hàng trăm đại biểu được mời về tham dự lễ kỷ niệm, bà Lê Thị Xuân Mai (81 tuổi, quê thị xã An Nhơn, Bình Định) bảo ngày ra đi chỉ mới 8 tuổi.
Những học sinh miền Nam đi tập kết ngày ấy nay đều đã bạc mái đầu, được mời về dự lễ kỷ niệm - Ảnh: TẤN LỰC
Không có người thân đi cùng, bà và những con em học sinh miền Nam cùng trang lứa được sống trong vòng tay bảo bọc, thương yêu, giúp đỡ hết lòng như anh chị em, cha mẹ trong nhà, của đồng bào miền Bắc.
Cha bà sau khi tập kết nhanh chóng quay lại hậu phương chiến đấu rồi hy sinh. Sau 21 năm học tập, lao động tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, bà trở về quê hương khi nước nhà thống nhất, tiếp tục tham gia vào công tác xây dựng, phát triển đất nước.
Đại cảnh Giải phóng Điện Biên với 120 ca sĩ, diễn viên múa được thể hiện cuốn hút, tạo không khí xúc động tại lễ kỷ niệm - Ảnh: TẤN LỰC
"Nói sao cho hết những khó khăn vất vả, gian truân những ngày ấy. Nếu không có tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào miền Bắc, chúng tôi không biết sẽ sống thế nào.
Ngày xuống tàu ra đi ước hẹn 2 năm trở lại, nhưng ai có ngờ rằng lời hứa khi ấy đã kéo dài đến tận 21 năm trường!", bà Xuân Mai tâm sự.
Cà Mau là tâm điểm tập kết ra Bắc với thời gian lên đến 200 ngày
Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức hội thảo khoa học 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử. Đây là một trong nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc (1954 - 2024).
Trưởng đoàn đàm phán Nga nói rằng chiến sự Ukraine có thể đã kết thúc rất nhanh chóng nếu Kiev chọn cách đàm phán ngay từ đầu, thay vì nghe theo phương Tây và chống lại Nga.
Cầu thang không chỉ là lối đi mà còn là đường dẫn năng lượng, đem nguồn sinh khí lan toả đến tất cả các tầng của ngôi nhà. Do đó, việc lựa chọn, bố trí cầu thang cho hợp phong thuỷ và đảm bảo tính tiện nghi trong cuộc sống đời thường rất quan trọng. Dưới đây là một số quan điểm của chuyên gia để bạn đọc tham khảo!
() - Trong một lần đi khám định kỳ, nam thanh niên 29 tuổi bất ngờ phát hiện máu có màu trắng đục như sữa dù không hề phát hiện dấu hiệu bất thường sức khỏe trước đây.
() - Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Gia Định, người phụ nữ Indonesia bị tai biến nặng sau hút mỡ bụng đã được xác định có bệnh nền trước khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.